Tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong tình hình mới

22:53, Thứ Hai, 16-1-2023

Với mục tiêu nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt tình trạng xảy ra cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết người do nguyên nhân chủ quan. Đề cao hơn nữa ý thức phòng ngừa, nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn của người dân trong phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH), ngày 16/1/2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 14/KH-UBND tăng cường thực hiện công tác PCCC và CNCH trong tình hình mới.

Theo đó, kế hoạch đề ra các nhiệm vụ trọng tâm: Tập trung triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên về PCCC và CNCH bảo đảm nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả. Các cơ quan, ban, ngành, UBND các cấp phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, cần thiết, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, cần thiết, hằng ngày. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước về PCCC theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương nếu để các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao hoạt động khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn PCCC và để xảy ra các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng do thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm trong phạm vi quản lý của mình đối với công tác PCCC và CNCH.

Chủ động nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình về PCCC và CNCH. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về PCCC đối với các loại hình, đối tượng đặc thù nhưng chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo đảm an toàn PCCC. Chủ động xây dựng và triển khai: thực tập các loại phương án chữa cháy, phương án CNCH quy mô cấp tỉnh tại các cơ sở, chợ, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; kế hoạch bảo đảm tuyệt đối an toàn PCCC và CNCH, bố trí lực lượng, phương tiện thường trực tại các địa điểm, khu vực diễn ra sự kiện quan trọng của địa phương.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục kiến thức pháp luật cho cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền và Nhân dân tự giác chấp hành, tham gia thực hiện tốt phong trào toàn dân PCCC và CNCH và các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC và CNCH, đặc biệt là trong việc cấp phép kinh doanh, cấp phép xây dựng. Tất cả các hành vi vi phạm về PCCC và CNCH phải được xử lý nghiêm theo quy định và bắt buộc khắc phục đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn PCCC và CNCH. Công khai các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về PCCC trên phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên cảnh báo cộng đồng dân cư xung quanh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các cá nhân, tổ chức cố tình đưa dự án, công trình, cơ sở vào sử dụng nhưng không bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH gây hậu quả nghiêm trọng.

Kiện toàn, củng cố các lực lượng tại chỗ làm công tác PCCC và CNCH tại khu dân cư, cơ sở theo phương châm "Bốn tại chỗ”. Xây dựng mô hình an toàn cháy, cháy, nổ, CNCH cấp huyện, cấp xã, thôn, tổ dân phố, thực hiện nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng “Tổ liên gia an toàn PCCC" và "Điểm chữa cháy công cộng" phù hợp với tình hình đặc điểm của từng địa phương; kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC và CNCH.

 Thực hiện cơ chế phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa Công an, Quân đội và các lực lượng khác trong thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và CNCH. Tăng cường công tác tập huấn, xây dựng và thực tập phương án chữa cháy, CNCH huy động nhiều lực lượng quy mô cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, khu dân cư...

Xem chi tiết

Các tin khác