Triển khai công tác ứng phó tình hình hình mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn tỉnh

15:16, Thứ Sáu, 6-11-2020

Ngày 3/11/2020, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 5023/UBND-NN gửi các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc triển khai công tác ứng phó tình hình hình mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn tỉnh.

Thời gian vừa qua, thiên tai diễn biến bất thường, phức tạp và cực đoan, tử ngày 06 đến ngày 21/10/2020, trên địa bàn tỉnh đã có lượng mưa rất lớn với cường suất cao trên diện rộng trong thời gian ngắn, gây ngập lụt diện rộng tại hầu hết các địa phương; đặc biệt đã xuất hiện đỉnh lũ vượt lũ lịch sử trên tất cả các lưu vực sông, sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra ở các huyện Hướng Hóa, Đakrông gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản, công trình cơ sở hạ tầng và sản xuất.

Đặc biệt, hiện nay tình hình sạt lở đất tại huyện Hướng Hóa vẫn diễn biến phức tạp ở địa bàn các xã: Hướng Linh, Hướng Việt, Hướng Lập và Hướng Sơn, có hiện tượng nứt núi diễn ra và đang được các cơ quan chức năng theo dõi. Để chủ động phòng ngừa hiệu quả và triển khai các phương án ứng phó với tình trạng sạt lở đất, ngập lụt, lũ ống, lũ quét trên địa bản tỉnh (nhất là khu vực miền núi); UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện một số nội dung sau:

UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức kiếm tra, rà soát các vị trí, khu vực có nguy cơ sạt lớ đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt sâu trên địa bàn, đặc biệt chú ý những khu vực gần khu dân cư để kịp thời triển khai phương án di dời, sơ tán dân đến địa điểm an toàn nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân;

Chỉ đạo UBND các xã triển khai cắm biển cảnh báo, hàng rào bảo vệ tại các vị trí sạt lở đất để đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi đi lại trong khu vực;

Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình sạt lở đất để khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh, không đi vào khu vực nguy hiểm và báo cáo, đề xuất UBND tỉnh có chỉ đạo kip thời khi có tình huống xấu xảy ra;

Tổ chức rà soát quy hoạch bố trí dân cư, quy hoạch sử dụng đất tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất để điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước;

Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án khác để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật tại các khu dân cư đã được quy hoạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc di dời dân ở khu vực có nguy cơ sạt lở đất đến nơi an toàn;

Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mức độ nguy hiểm của loại hình thiên tai sạt lở đất, lũ quét để người dân và chính quyền cấp cơ sở biết và chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó khi có sự cố xảy ra.

Sở Tài nguyên và Môi trường: Tổ chức điều tra, khảo sát và phân vùng nguy cơ lũ quét, lũ ống, sạt lở đất khu vực miền núi để cung cấp cho các địa phương chủ động triển khai các phương án phòng, tránh, giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra;

Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện dự án: Nâng cao năng lực dự báo mưa, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và truyền tin kịp thời tới chính quyền cơ sở, huy động các nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, địa phương và hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế tham gia phòng, chống thiên tai;

Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm cho một số khu vực, vị trí có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn huyện Hướng Hóa và Đakrông.

 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị, địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh tổ chức di dời khẩn cấp dân cư tại các điểm có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất, phấn đấu đến năm 2025 toàn bộ số hộ dân cần di dời khẩn cấp được bố trí đến nơi an toàn;

Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh xây dựng chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai khu vực miền núi, trong đó tập trung chính vào việc nâng cao năng lực ứng phó với lũ quét, sạt lở đất, có chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm vận động các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở đất tự nguyện di dời đến nơi an toàn;

Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 2302/QĐ-UBND ngày 05/10/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án ứng phó tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018-2020, định hưởng đến năm 2030 để tham mưu UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo thực hiện các giải pháp xử lý ở các khu vực sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm;

Tổ chức khảo sát, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các giai pháp hữu hiệu đối với các vị trí xung yếu, các khu vực nguy hiểm có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, đá nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân và bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương, Tài chính nghiên cứu, hướng dẫn, hỗ trợ UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án khác để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật tại các khu dân cư đã được quy hoạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc di dời dân ở khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét...đến nơi an toàn.

Các Sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh giải pháp tổng thể nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra (xem chi tiết).

Hồng Hà

Các tin khác