Kế hoạch chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Trị năm 2023

16:31, Thứ Tư, 1-3-2023

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 239/KH-UBND về chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Trị năm 2023.

Theo đó, với quan điểm chỉ đạo: Chuyển đổi số là quá trình sử dụng công nghệ số để các tổ chức, cá nhân thay đổi cách sống, phương thức làm việc, sản xuất kinh doanh. Chuyển đổi số đòi hỏi chủ thể phải thay đổi cả về tư duy và hành động, đây là vấn đề mới và khó, đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục, cần có sự tham gia tích cực của các ngành, địa phương và người dân. Chuyển đổi số phải được triển khai trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; thực hiện một cách bài bản, thực chất, hiệu quả, tránh hình thức, chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí. Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, làm mục tiêu, động lực cho chuyển đổi số nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, người dân, doanh nghiệp thụ hưởng thành quả một cách thực chất và hiệu quả; hướng tới việc hình thành công dân số, xã hội số. Chính quyền số là động lực chính, then chốt, dẫn dắt việc xây dựng nền kinh tế số, công dân số, xã hội số, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Mục tiêu của kế hoạch:

Về phát triển Chính quyền số: 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; 100% dịch vụ công trực tuyến trình trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng; 100% chế độ báo cáo, chi tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất và báo cáo thống kê về KT-XH phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh được kết nối, tích hợp, chia sẽ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ và hệ thống báo cáo kinh tế - xã hội của tỉnh;

50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; 60% các sở, ban, ngành có hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu kết nối, chia sẽ hình thành các cơ sở dữ liệu dùng chung cấp tỉnh; tiếp tục kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu của tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính quyền số.

 Về phát triển kinh tế số: Phấn đấu kinh tế số chiếm 10% GRDP; thúc đẩy ứng dụng các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt động kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng.

Về phát triển xã hội số: Tiếp tục phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 35%.

Để đạt được mục tiêu đề ra, kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp: Tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong Chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh; tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, lưu ý vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh xây dựng, cập nhật liên thông, kết nối, chia sẽ các nền tảng số, cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung hoàn thiện nền tảng cung cấp dịch vụ công toàn diện trên môi trường mạng; xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả về đào tạo, tuyển dụng, bố trí, đãi ngộ nhân lực chuyển đổi số, nhất là nhân lực chất lượng cao. Bố trí đủ công chức, viên chức chuyển trách, kiêm nhiệm về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng để phục vụ triển khai chuyển đổi số của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố; đẩy mạnh thương mại điện tử, ứng dụng hiệu quả các công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số.

Xem chi tiết

Các tin khác
Chi tiết bài viết tạm thời không có.