Triển khai các công cụ trong quản lý môi trường

9:48, Thứ Ba, 1-12-2020

Thẩm định và phê duyệt ĐTM, kế hoạch và đề án BVMT

Công tác thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), kế hoạch BVMT và đề án BVMT đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, chất lượng báo cáo và công tác thẩm định được nâng cao qua từng năm. Giai đoạn từ 2015 - 2019 đã thẩm định và trình UBND tỉnh, huyện thị, thành phố phê duyệt tổng 737 báo cáo ĐTM, kế hoạch BVMT và đề án BVMT [22].

Khung 10.5.1. Kết quả thẩm định và phê duyệt ĐTM, kế hoạch và kề án BVMT

Giai đoạn 2015 - 2019 UBND tỉnh phê duyệt 125 báo cáo ĐTM, ĐTM bổ sung; 524 kế hoạch BVMT (Cấp tỉnh thẩm định 49 kế hoạch; Cấp huyện, thị, thành phố thẩm định 475 kế hoạch); 88 đề án BVMT (Cấp tỉnh thẩm định 16 đề án chi tiết; Cấp huyện, thị, thảnh phố thẩm định 72 đề án đơn giản). Kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung theo báo cáo ĐTM,  đề án BVMT cho 26 đơn vị. Công tác thẩm định và phê duyệt ĐTM, kế hoạch và đề án BVMT giai đoạn 2015 - 2019 tăng 174 báo cáo so với giai đoạn 2010 - 2014 (563 báo cáo) [17].

Thanh kiểm tra và xử lý vi phạm

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các KCN trên địa bàn tỉnh đã được triển khai nghiêm túc.

Bảng 10.5.1. Số vụ vi phạm về môi trường giai đoạn 2015 - 2019

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Số vụ vi phạm (số vụ)

6

3

9

10

3

Số tiền xử phạt các vụ vi phạm (triệu đồng)

510,3

23

183,846

383

45

Trong giai đoạn 2015 - 2019, số vụ vi phạm về môi trường là 31 vụ với số tiền xử phạt vi phạm hành chính về BVMT hơn 1.145 triệu đồng [22]. So với giai đoạn 2010 - 2014 (220 vụ, số tiền xử phạt 2.539 triệu đồng), số vụ vi phạm về môi trường giai đoạn 2015 - 2019 giảm 189 vụ. Công tác thanh, kiểm tra được tăng cường kết hợp với nhận thức về BVMT đối với các doanh nghiệp được cải thiện là yếu tố góp phần hạn chế số lượng các vụ vi phạm về vấn đề BVMT.

Kiểm soát ô nhiễm và xử lý các nguồn gây ô nhiễm

Căn cứ Quyết định số 930/QĐ-UBND ngày 22/5/2009, Quyết định số 2540/QĐ-UBND ngày 07/12/2009, Quyết định số 944/QĐ-UBND ngày 24/5/2011, Quyết định số 1332/QĐ-UBND ngày 29/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc Phê duyệt danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 107 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chia thành 03 nhóm chính [22]:

- Khu vực tồn lưu hóa chất BVTV: 59 điểm tồn lưu TBVTV.

- Các cơ sở thuộc đối tượng công ích và làng nghề: 09 bãi rác; 06 chợ, 03 lò mổ giết mổ gia súc; 03 bệnh viện gồm: Bệnh viện Điều dưỡng Cửa Tùng (nay là bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Quảng Trị), bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị và 01 làng nghề (làng bún Cẩm Thạch, xã Cam An, huyện Cam Lộ).

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh: 26 cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trong danh sách cơ sở ÔNMT nghiêm trọng đến năm 2020 phải hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để.

Thực hiện Nghị quyết số 30/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 về việc Thông qua “Đề án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, Quyết định số 319/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 về việc Phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm, cải thiên môi trường và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 về việc Phê duyệt danh mục xử lý các điểm ÔNMT nghiêm trọng TBVTV tồn đọng quá hạn cấm sử dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đến năm 2019 đã hoàn thành xử lý 58 cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng, chiếm 54,2% tổng số cơ sở. Trong đó: Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đã xử lý được 21/26 cơ sở, đạt tỷ lệ 80,76% . Đối với các kho thuốc tồn lưu hóa chất BVTV đã được xử lý 27/59 kho, đạt tỷ lệ 45,76%. Các cơ sở ÔNMT thuộc đối tượng công ích như bãi rác, bệnh viện, chợ, lò mổ đã xử lý và xử lý giai đoạn 1: 10/22 cơ sở, đạt tỷ lệ 45,4% (trong đó, hoàn thành xử lý: 6/9 bãi rác; 01/03 lò mổ và 03/03 bệnh viện) [22].

Công tác quản lý chất thải đã được chú trọng và triển khai thường xuyên từ cấp tỉnh đến cấp huyện: Tỷ lệ thu gom rác thải toàn tỉnh đạt 87,79% (năm 2019); Trong đó, tỷ lệ thu gom rác thải khu vực đô thị tăng lên từ 85% (2014) đến 94,08% (2019); Tỷ lệ thu gom rác thải tại khu vực nông thôn tăng từ 40% (2014) lên 50% vào năm 2019 (riêng tỷ lệ đối với các xã được Công ty/Trung tâm Môi trường thu gom thì tỷ lệ đạt 81,5% vào năm 2019 tương ứng với 86/118 xã). Công tác quản lý CTNH đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh chú trọng, trong giai đoạn 2015 - 2019 có 48 đơn vị lập sổ đăng ký quản lý CTNH, tăng hơn gấp hai lần so với giai đoạn 2010 - 2014 là 20 đơn vị lập sổ đăng ký quản lý CTNH.

Quan trắc, thông tin môi trường

- Căn cứ Quyết định số 3364/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Đề án xây dựng mạng lưới Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Nhiệm vụ Quan trắc tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh đã được triển khai hằng năm, bao gồm:

+ Quan trắc tài nguyên nước mặt: 9 vị trí (lồng ghép các trạm thủy văn).

+ Quan trắc tài nguyên nước dưới đất: 37 vị trí (lồng ghép quan trắc môi trường và các trạm quan trắc quốc gia).

+ Quan trắc môi trường nước sông: 42 điểm (lồng ghép 3 trạm tự động); 17 điểm quan trắc xâm nhập mặn.

+ Quan trắc môi trường nước hồ: 12 điểm.

+ Quan trắc môi trường nước dưới đất: 54 điểm.

+ Quan trắc môi trường nước biển (ven bờ và khu vực đảo Cồn Cỏ): 11 điểm (3 trạm tự động).

+ Quan trắc môi trường không khí xung quanh-độ rung-tiếng ồn: 55 (3 trạm tự động).

+ Quan trắc môi trường đất: 40 điểm.

+ Quan trắc môi trường trầm tích sông: 10 điểm.

+ Quan trắc môi trường nước thải đô thị: 17 điểm (mẫu tổ hợp).

            - Căn cứ Quyết định 1200/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc Ban hành Quy chế quản lý, vận hành hệ thống quan trắc tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trạm Trung tâm quản lý, vận hành hệ thống quan trắc tự động được đầu tư vào năm 2017, cho đến nay đã kết nối giám sát được 6 cơ sở. Kết quả quan trắc sau khi tiếp nhận được quản lý tại trạm trung tâm và truyền về Bộ TN&MT. Trong đó:

+ Đối với nước thải:

Công ty TNHH Dệt may VTJ Toms (2017) quan trắc các thông số: pH, to; TSS, COD, độ màu, lưu lượng đầu vào và đầu ra.

Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa - Công ty Cổ phần tổng Công ty Thương mại Quảng Trị và Trạm xử lý nước thải thành phố Đông Hà (2018); Công ty cổ phần chế biến tinh bột sắn An Thái và Trạm xử lý nước thải thị xã Quảng Trị (2019) quan trắc các thông số: pH, to; TSS, COD, độ màu, lưu lượng đầu ra.

+ Đối với khí thải:

 Trạm nghiền Clinke - Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn quan trắc các thông số: Lưu lượng, bụi.

Công bố thông tin: Quan trắc tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước dưới đất; môi trường không khí, nước mặt, trầm tích, nước dưới đất, nước biển ven bờ, nước thải đô thị, đất. Kết quả này được công bố trên website sở TN&MT để thuận tiện cho công tác truy cập số liệu. Thông tin về nhiệm vụ XNM từ tháng 3 đến tháng 8 được đăng tải trên Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh truyền hình Tỉnh.

Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

Công tác thu phí môi trường đẩy mạnh qua các năm, tập trung chủ yếu là thu phí BVMT đối với nước thải công nghệp, nước thải sinh hoạt và chất thải rắn.

Bảng 10.5.2. Tổng thu phí BVMT đối với nước thải giai đoạn 2015 - 2019

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt (triệu đồng)

1,804

1,898

2,707

9,476

9,976

Phí BVMT đối với nước thải công nghiệp (triệu đồng)

429

266

308

350

373

Tổng (triệu đồng)

2,233

2,164

3,015

9,826

10,349

Nguồn: [22].

 Giai đoạn 2015 - 2019, thu phí BVMT gia tăng so với giai đoạn 2010 - 2014; Đối với nước thải công nghiệp tăng từ 1.241 triệu đồng (2010 - 2014) lên 1.726 triệu đồng (2015-2019), thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt tăng từ 6.746 triệu đồng (2010-2014) lên đến 25.861 triệu đồng (2015 - 2019), thu phí BVMT đối với chất thải rắn là 50.724 triệu đồng [22].

Các tin khác
Chi tiết bài viết tạm thời không có.