Lấy ý kiến xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Ba - năm 2021

16:14, Thứ Hai, 28-9-2020

Căn cứ Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; Căn cứ Nghị định số 11/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có quy định thủ tục hành chính liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thực hiện Quyết định số 3470/QĐ-BVHTTDL ngày 9/10/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch xét tặng; Công văn số 316/BVHTTDL-TDKT ngày 20 tháng 1 năm 2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn xét tặng; Kế hoạch số 416/KH-UBND ngày10/2/2020 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành kế hoạch xét tặng; Quyết định số 1877/QĐ-UBND ngày 15/7/2020 về việc thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Ba – năm 2021.

          Ngày 15/9/2020, Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Ba – năm 2021 đã tổ chức họp. Qua thảo luận, đối chiếu với các điều kiện tiêu chuẩn quy định và tiến hành bỏ phiếu, kết quả 100% thành viên hội đồng đồng ý đề nghị trình Hội đồng cấp Bộ xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Ba – năm 2021 đối với 17 cá nhân sau:

          1. Bà Hồ Thị Phơ, sinh năm 1933 ở Thôn Tà Rụt 2, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị (loại hình hát Dân ca Ka lơi, Cha chấp, hát Tăng y, hát ru lời cổ của đồng bào Pakô)

          2. Bà Hồ Thị Linh, sinh năm 1963 ở Thôn Ngô Xá Thanh Lê, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (loại hình Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam)

          3. Bà Ngô Thị Khuyến, sinh năm 1935 ở xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị (loại hình Hò Như Lệ)

          4. Bà Ngô Thị Thời, sinh năm 1942 ở xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị (loại hình Hò Như Lệ)

          5. Bà Lê Thị Hà, sinh năm 1955 ở Khu phố 5, phường 1, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị (loại hình chơi đàn bầu)

          6. Bà Lê Thị Thí, sinh năm 1950 ở KP Hòa Lý Hải, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị (loại hình: hát dân ca Bình Trị Thiên và một số làn điệu (ví, giặm) dân ca Nghệ Tĩnh)

          7. Bà Trần Thị Hòe, sinh năm 1950 ở KP 2, phường 1, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị (loại hình hát các làn điệu dân ca, hò, vè Bình Trị Thiên)

          8. Ông Hồ Văn Phia, sinh năm 1945 ở thôn Tà Rụt 1, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị (loại hình Chế tác đàn Ta Lư, am hiểu các nghi thức lễ hội của đồng bào Pakô)

          9. Ông Hồ Văn Dương, sinh năm 1944 ở thôn Tà Rẹc, xã Pa Nang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị  (loại hình Chế tác và sử dụng được các loại nhạc cụ như Đàn Ta lư, Ăng quái, Ăng Crao, sáo, kèn Khui. Truyền dạy văn hóa dân gian, đan lát các loại bẫy của đồng bào Vân Kiều, chữa bệnh bằng thuốc nam…)

          10. Ông Nguyễn Thanh Hồng, sinh năm 1970 ở thôn Linh Đơn, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị (loại hình Hát Bài chòi, ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên)

          11. Ông Trương Kim Quy, sinh năm 1953 ở KP4, phường 3, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị (loại hình Sáng tác và truyền dạy dân ca Bình Trị Thiên; thực hiện một số đề tài nghiên cứu về lễ hội)

          12. Ông Nguyễn Văn Đản, sinh năm 1938 ở TT Cửa Tùng,  huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị (loại hình hát các làn điệu dân ca Bình Trị Thiên)

          13. Ông Hồ Văn Việt, sinh năm 1974 ở Thôn Vực Leng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị (loại hình Chế tác và sử dụng thành thạo đàn Ta Lư)

          14. Ông Hồ Văn Ing, sinh năm 1945 ở Thôn Vực Leng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị  (loại hình nắm giữ các nghi thức lễ hội và cồng chiêng)

          15. Ông Nguyễn Đình Sồ, sinh năm 1943 ở Thôn Tây 3, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị (loại hình Kể chuyện Trạng Vĩnh Hoàng)

          16. Ông Võ Văn Nồng, sinh năm 1944 ở Thôn Tây 3, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị (loại hình Kể chuyện Trạng Vĩnh Hoàng)

          17. Ông Hồ Văn Gia, sinh năm 1947 ở Thôn A Đăng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị  (loại hình Sử dụng thành thạo nhạc cụ đàn Ta Lư, đánh Cồng chiêng của đồng bào Pakô)

          Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” cấp tỉnh tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ trong thời gian tới cho 17 nghệ nhân trên.

Các tin khác