Sức ép hoạt động nông - lâm nghiệp và thủy sản

16:32, Thứ Hai, 30-11-2020

Trong giai đoạn 2015 - 2019, tổng lượng thải của ngành nông nghiệp thải ra môi trường ước tính là 1.669,5 triệu m3­ [22]. So với giai đoạn 2010 - 2014, lượng nước thải của ngành nông nghiệp có tăng 26,2% (ước tính 347 triệu m3). Mặc dù, lượng nước thải từ nông nghiệp rất lớn, nhưng chủ yếu là nguồn không điểm (hay nguồn phân tán) và có nồng độ chất ô nhiễm thấp, nên ít lo lắng hơn so với nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, dịch vụ (do có nồng độ chất ô nhiễm cao hơn nhiều).

2.6.1. Hoạt động nông nghiệp

a. Trồng trọt

 Giai đoạn 2015 - 2019, sản lượng lương thực có hạt toàn tỉnh đạt là 28,6 vạn tấn (năm 2019) tăng 14,1%. Diện tích cây các loại cây hàng năm được gieo trồng tăng từ  80.876,6 ha (năm 2015) lên 81.698 ha (năm 2019). Năng suất hầu hết các loại cây trồng đều tăng. Diện tích cây lâu năm 2019 đạt 33.954 ha (tăng 6,3%), tuy nhiên lại giảm 2,24% so năm 2018 [22].

Quá trình canh tác sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2015 - 2019 đã sử dụng tổng khối lượng phân bón vô cơ (PBVC) và thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) ước tính lần lượt là 433.334,7 tấn 897,8 tấn [22]. So với giai đoạn 2010 - 2014, tổng khối lượng PBVC đã sử dụng giảm hơn 100.000 tấn và tổng khối lượng TBVTV tăng hơn 30 tấn. Việc sử dụng PBVC và TBVTV trong hoạt động nông nghiệp có nguy cơ gây tác động trực tiếp đến HST nông nghiệp, diệt côn trùng và động vật hữu ích, làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của HST, gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng. TBVTV sau khi được sử dụng, một phần sẽ bị bay hơi, quang hóa, một phần cây sẽ hấp thụ và phân giải, chuyển hóa và một phần sẽ ngấm, tích tụ trong môi trường đất gây ÔNMT đất và nước dưới đất. Bên cạnh đó, còn phát sinh một lượng lớn CTR nguy hại như bao bì, chai lọ đựng PBVC và TBVTV sau khi sử dụng, phần lớn lượng chất thải này không được thu gom và xử lý đúng quy định sẽ gây ra các tác động trực tiếp, tiềm ẩn hoặc tích lũy theo thời gian đến sức khỏe người dân.

Biểu đồ 2.6.1.1. Khối lượng phân bón vô cơ giai đoạn 2015 - 2019

Biểu đồ 2.6.1.2. Lượng TBVTV sử dụng hàng năm giai đoạn 2015 - 2019

b. Chăn nuôi

Chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất: Trong giai đoạn 2015 - 2019 số lượng gia súc, gia cầm ở tỉnh có sự thay đổi qua từng năm. Đối với gia súc, lớn nhất là năm 2016 với 382.995 con, từ năm 2017 - 2018 có dấu hiệu giảm nhẹ, đến năm 2019 do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên số lượng gia súc giảm mạnh và thấp nhất trong 5 năm còn 298.498 con. Đối với gia cầm, số lượng tăng đều trong giai đoạn 2015 - 2019, năm 2019 có số lượng gia cầm cao nhất trong 5 năm với 3.087.900 con [22]. So sánh với giai đoạn 2010 - 2014, số lượng gia cầm tăng 1.687.700 con, số lượng đàn gia súc giảm 7.284 con vào giai đoạn 2015- 2019.

Nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi trên địa tỉnh đặc biệt đối với chăn nuôi lợn có khối lượng rất lớn, qua điều tra khảo sát trên địa bàn tỉnh thì hầu hết các cơ sở chăn nuôi lợn lượng nước thải phát sinh đều chưa được xử lý triệt để đã thải trực tiếp ra môi trường, nước thải này ứ động trong khuôn viên đất ở gây ô nhiễm môi trường đất, ứ động trong ao, kênh mương bốc mùi hôi thối, gây đục nguồn nước và làm nước chuyển màu (xanh đen) gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan và đời sống người dân trong khu vực lân cận.

2.6.2. Hoạt động Lâm nghiệp

Tổng diện tích rừng giai đoạn 2015 - 2019 tăng từ 242.240,3 ha (năm 2015) lên 252.966,6 ha (năm 2019), tăng 4,4%, trong đó diện tích rừng tự nhiên giảm 0,5% và rừng trồng tập trung tăng 30,8%; Tỷ lệ che phủ rừng (hay tỷ lệ diện tích đất có rừng che phủ) ở tỉnh gia tăng từ 49% (năm 2015) lên 50,1% (năm 2019). Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016 - 2019 diện tích rừng tự nhiên có xu hướng giảm dần, giảm 2.489,1 ha (tính đến năm 2019). Nguyên nhân do sự điều chỉnh sai khác giữa bản đồ và thực địa, tình trạng phá rừng trái pháp luật, lấn chiếm rừng vẫn còn diễn ra. Diện tích rừng trồng tập trung hàng năm của tỉnh Quảng Trị đã tăng lên đáng kể, tăng 30,8% từ năm 2015 (7.125 ha) đến năm 2019 (9.320 ha). Trung bình hàng năm diện tích rừng trồng tập trung toàn tỉnh khoảng 7.809 ha/năm, tổng cộng trong 5 năm (2015 - 2019), tổng diện tích rừng trồng tập trung toàn tỉnh là 39.044 ha. Số lượng gỗ khai thác hằng năm theo địa phương ở tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2015 - 2019 gia tăng từ 553.547 m3 (năm 2015) lên 945.000 m3 (năm 2019), tăng 70,7% [22]. So sánh với giai đoạn 2010 - 2014, tổng diện tích rừng trồng tập trung toàn tỉnh tăng 7.054,9 ha, trung bình hàng năm diện tích rừng trồng tập trung toàn tỉnh tăng khoảng 1.429,38 ha/năm, số lượng gỗ khai thác hằng năm theo địa phương tăng 214.386 m3 vào giai đoạn 2015 - 2019.

Hiện nay việc khai thác trái phép và nạn phá rừng vẫn diễn ra, trong năm 2019 đã phát hiện và lập biên bản 208 vụ vi phạm, xử lý vi phạm hành chính 199 vụ; Phạt tiền 843,3 triệu đồng; Tịch thu 350,797 m3 gỗ quy tròn các loại và 32,7 ster gỗ sung quỹ Nhà nước [22]. Trong giai đoạn 2015 - 2019, tổng diện tích rừng bị cháy ở Quảng Trị là 88,98 ha. Cháy rừng, phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến tính ĐDSH và thành phần loài do giảm diện tích rừng tự nhiên tự nhiên, suy giảm môi trường sống của nhiều loài động, thực vật hoang dã.

2.6.3. Hoạt động Thủy sản

Số lượng cơ sở và diện tích nuôi trồng thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2015 - 2019 có xu hướng tăng lần lượt là 6,2% (từ 3.713 cơ sở năm 2015 lên 3.942 cơ sở năm 2019) và 2,3% (từ 3.364,4 ha năm 2015 lên 3.469,6 ha năm 2019. So với giai đoạn 2010 - 2014, số lượng cơ sở chế biến thủy, hải sản giảm 40,5%diện tích nuôi trồng thủy, hải sản giảm 228,7 ha vào giai đoạn 2015 - 2019. Trong đó, diện tích nuôi trồng thủy, hải sản phân theo khu vực trên địa bàn tỉnh: Khu vực Vĩnh Linh - Gio Linh giảm 70,6 ha; Khu vực Triệu Phong - Hải Lăng tăng  128,9 ha; Khu vực Đông Hà ít có sự biến động qua các năm [22].

Biểu đồ 2.6.3. Sản lượng khai thác thủy, hải sản giai đoạn 2015 - 2019

Tổng sản lượng nuôi trồng thủy, hải sản trung bình hàng năm trong giai đoạn 2015 - 2019 là 8.088,5 tấn [22]. Tổng sản lượng khai thác thủy, hải sản có xu hướng tăng 7,6% từ 25.432,2 tấn (năm 2015) đến 27.383,2 tấn (năm 2019), tổng sản lượng khai thác thủy, hải sản trung bình hàng năm là 23.227,1 tấn [22]. So với giai đoạn 2010 - 2014, tổng sản lượng nuôi trồng trung bình hàng năm tăng 199,1 tấn và khai thác thủy, hải sản trung bình hàng năm tăng 3.895,55 tấn vào giai đoạn 2015 - 2019.

Trong giai đoạn 2015 - 2019, thải lượng BOD5 từ hoạt động NTTS nước lợ thải ra môi trường ước tính là 274,5 tấn [22]. So với giai đoạn 2010 - 2014, thải lượng BOD5 từ hoạt động NTTS nước lợ thải ra môi trường tăng 6% (ước tính 15,7 tấn).

Bên cạnh đó, hoạt động NTTS hằng năm còn phát sinh một lượng lớn CTR từ quá trình nuôi trồng thải bỏ như ống nước, phong, bạt, bao bì thức ăn, … và một lượng CTR nguy hại từ các chai lọ, bao bì đựng thuốc, hóa chất sử dụng trong quá trình NTTS.

2.7. Sức ép hoạt động y tế

- Đối với nước thải: Trong giai đoạn 2015 - 2019, tổng lượng nước thải lĩnh vực y tế đã thải ra môi trường ước tính trong 5 năm là 816.743 tấn. Riêng năm 2019, lĩnh vực y tế đã thải ra môi trường với thải lượng các chất ô nhiễm ước tính như sau: TSS là 4,880 tấn/năm, BOD5 là 6,130 tấn/năm, COD là 17,785 tấn/năm. Hầu hết nước thải phát sinh từ lĩnh vực y tế đều đã được xử lý với các công nghệ như: Lắng trọng lực, lọc cát, keo tụ và lắng. Quá trình xử lý nước thải làm phát sinh lượng bùn thải với khối lượng ước tính là 13.830 tấn vào năm 2019. Hiện nay, lượng bùn thải này được các cơ sở y tế hợp đồng với các Công ty/Trung tâm Môi trường đô thị trên địa bàn huyện/thị/thành phố thu gom và xử lý bằng biện pháp chôn lấp tại các bãi rác tập trung.

- Đối chất thải rắn: Tổng khối lượng CTR thông thường phát sinh ước tính là 2.818 tấn (2015 - 2019), tổng khối lượng CTR nguy hại phát sinh ước tính là 251,5 tấn (2016 - 2019). Lượng chất thải này (CTR thông thường + CTR nguy hại) đều được các Bệnh viện/Trung tâm y tế xử lý hoặc hợp đồng với các đơn vị đủ chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý tại các lò đốt. Hoạt động này đã phát sinh các khí thải, bụi tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực đến môi trường không khí và sức khỏe, gây ra tâm lý bất an, lo lắng cho người khu vực lân cận trong thời gian vừa qua. Năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã đầu tư nâng cấp HTXL CTR y tế bằng kỹ thuật hấp ướt tại 03 đơn vị: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, Bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải và Trung tâm y tế Vĩnh Linh nhằm xử lý hiệu quả và triệt để lượng CTR y tế phát sinh, hạn chế tối đa các tác động ảnh hưởng đến môi trường.

Bảng 2.7. Các biện pháp xử lý nước thải/CTR y tế nguy hại tại các Bệnh viện/Trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020

STT

Bệnh viện/trung tâm y tế

Biện pháp xử lý nước thải

Biện pháp xử lý CTR y tế nguy hại

Hóa lý

Vi sinh - Khử trùng

Kết hợp

Đốt

Hấp ướt

1

Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Quảng Trị

x

2015 - 2018

2019

2

Bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải

x

2015 - 2018

2019

3

Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng

x

2015 - 2019

-

4

Bệnh viện Chuyên Khoa Lao Phổi

x

2015 - 2018

2019 - Hấp ướt tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Quảng Trị

5

Bệnh viện Mắt

x

2015 - 2018

2019 - Hấp ướt tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Quảng Trị

6

Trung tâm y tế huyện Cam Lộ

x

2015 - 2019

2020

7

Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Quảng Trị (nay là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Trị)

x

2015 - 2018

2019- Hấp ướt tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Quảng Trị

8

Trung tâm y tế Đông Hà

x

2015 - 2018

2019 - Hấp ướt tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Quảng Trị

9

Trung tâm y tế huyện Đakrông

x

2015 - 2019

2020

10

Trung tâm y tế huyện Gio Linh

x

2015 - 2018

2019 - Hấp ướt tại Trung tâm y tế Vĩnh Linh

11

Trung tâm y tế huyện Hải Lăng

x

2015 - 2018

2019 - Hấp ướt tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải

12

Trung tâm y tế huyện Hướng Hóa

x

2015 - 2018

2019

13

Trung tâm y tế huyện Triệu Phong

x

2015 - 2018

2019 - Hấp ướt tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải

14

Trung tâm y tế thị xã Quảng Trị

x

2015 - 2018

2019 - Hấp ướt tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải

15

Trung tâm y tế Vĩnh Linh

x

2015 - 2018

2019

Các tin khác