Diễn biến môi trường biển ven bờ

8:55, Thứ Ba, 1-12-2020

3.3.1. Khái quát diễn biến chất lượng môi trường biển ven bờ

Để khái quát diễn biến chất lượng môi trường nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh, báo cáo đã sử dụng kết quả quan trắc nước biển ven bờ từ năm 2015 đến năm 2019 trong Chương trình QTML tỉnh Quảng Trị được thực hiện tại 9 vị trí, trong đó, huyện Hải Lăng có 02 vị trí: Bãi tắm Mỹ Thủy; Điểm tại thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Triệu Phong có 02 vị trí: Bãi tắm Triệu Lăng, xã Triệu Lăng; Điểm tại khu vực xã Triệu An, huyện Gio Linh có 02 vị trí: Điểm tại khu vực giữa bãi tắm Gio Hải và bãi tắm Cửa Việt; Trạm thủy văn cửa sông Cửa Việt, huyện Vĩnh Linh có 03 vị trí: Điểm tại khu vực thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái; Điểm tại Mũi Si, xã Vĩnh Thạch; Trạm thủy văn cửa sông Cửa Tùng.

Kết quả quan trắc CLN biển ven bờ tại các điểm quan trắc thuộc 04 huyện ven biển tương đối tốt, hầu hết hàm lượng trung bình các thông số CLN biển ven bờ đều nằm trong giới hạn theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT quy định về CLN cho vùng bãi tắm, thể thao dưới nước. So với giai đoạn 2010 - 2014, thì hàm lượng một số chất (DO, COD, NH4+, dầu mỡ) trong nước biển ven bờ giai đoạn 2015 - 2019 tương đối ổn định và ít có sự biến động [20].

BIEN VEN BO

Hình 3.3.1. Sơ đồ vị trí quan trắc môi trường nước biển ven bờ

Hiện trạng và diễn biến của các thông số quan trắc môi trường nước biển ven bờ, cụ thể như sau:

Thông số DO

Hàm lượng DO trung bình trong nước biển ven bờ ở Quảng Trị trong giai đoạn 2015 - 2019 dao động trong khoảng 5,6 - 7,2 mg/L và đều nằm trong giới hạn cột A (CLN ở vùng nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh) và cột B (CLN ở vùng bãi tắm và thể thao dưới nước) của QCVN 10-MT:2015/BTNMT, ít có sự chênh lệch giữa các điểm quan trắc thuộc 04 huyện ven biển.

Khung 3.3.1.1. Diễn biến hàm lượng DO trung bình trong nước biển ven bờ

so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 - 2014, hàm lượng DO trung bình trong NBVB giai đoạn 2015 - 2019 ít có sự biến động, (hàm lượng DO trung bình trong NBVB giai đoạn 2010 - 2014 là 6,6 - 7,7 mg/L [17]).

Biểu đồ 3.3.1.1. Hàm lượng DO trung bình trong nước biển ven bờ giai đoạn 2015 - 2019

Thông số COD

Trong chương trình quan trắc CLN biển ven bờ giai đoạn 2015 - 2019, hàm lượng COD chỉ được quan trắc trong năm 2015 và 2016. Hàm lượng COD trung bình trong nước biển ven bờ dao động trong khoảng 3,1 - 6,3 mg/L. Năm 2016 có xu hướng cao hơn năm 2015 và cao ở tất cả cácđiểm tác động thuộc 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng.

Khung 3.3.1.2.Diễn biến hàm lượng COD trung bình trong nước biển ven bờ

so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 - 2014, hàm lượng COD trung bình trong nước biển ven bờ trong năm 2015 - 2016 ít có sự biến động và tương đối ổn định.

Biểu đồ 3.3.1.2. Hàm lượng COD trung bình trong nước biển ven bờ giai đoạn 2015 - 2019

Hàm lượng NH4-N trung bình trong nước biển ven bờ giai đoạn 2015- 2019 dao động trong khoảng <0,01 - 0,23 mg/L và nằm trong giới hạn cột A của QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Riêng trong năm 2018, ngoại trừ điểm nền, nhiều điểm tác động ở cả 4 huyện có hàm lượng NH4-N vượt giới hạn cột A và nằm trong giới hạn cột B của QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Điển hình là ở các điểm thuộc thôn Thâm Khê, xã Hải Khê (B9); Bãi tắm Triệu Lăng, xã Triệu Lăng (B8) và Trạm thuỷ văn cửa sông Cửa Việt (B3QG9).

Nước thải từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ/mặn ở vùng ven biển thuộc các huyện là một trong những nguyên nhân làm tăng hàm lượng NH4-N trong nước biển ven bờ.

Khung 3.3.1.3.Diễn biến hàm lượng NH4-Ntrung bình trong nước biển ven bờ

so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 -2014, hàm lượng NH4-N trung bình trong nước biển ven có xu hướng giảm mạnh vào giai đoạn 2015 - 2019, (hàm lượng NH4-N trung bình trong nước biển ven bờ giai đoạn 2010 - 2014 dao động trong khoảng <0,01 - 1,57 mg/L [17]).

Biểu đồ 3.3.1.3. Hàm lượng NH4-N trung bình trong nước biển ven bờ giai đoạn 2015 - 2019

Trong hai giai đoạn 2010 - 2014 và 2015 - 2019, chưa thực hiện quan trắc tổng nitơ (TN), tổng photpho (TP) và chlorophyll-a (thông số thể hiện sinh khối tảo trong nước), nên chưa có thông tin để đánh giá mức phú dưỡng (hay tình trạng dinh dưỡng) trong nước biển ven bờ.

Thông số dầu mỡ

Hàm lượng dầu mỡ trung bình trong nước biển ven bờ giai đoạn 2015 - 2019 dao động trong khoảng <0,05 - 0,33 mg/L. Hàm lượng dầu mỡ tại tất cả các điểm quan trắc đều nằm trong giới hạn A của QCVN 10-MT:2015/BTNMT và đều < giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích (LOD).

Khung 3.3.1.4. Diễn biến hàm lượng dầu mỡ trung bình trong nước biển ven bờ

 so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 - 2014, hàm lượng dầu mỡ trung bình trong NBVB giai đoạn 2015 ít có sự biến động, (hàm lượng dầu mỡ trung bình trong NBVB giai đoạn 2010 - 2014 dao động trong khoảng <0,05 - 0,22 mg/L [17]).

Biểu đồ 3.3.1.4. Hàm lượng dầu mỡ trung bình trong nước biển ven bờ giai đoạn 2015 - 2019

3.3.2. Các vấn đề môi trường nước biển ven bờ nổi cộm của địa phương

Từ kết quả đánh giá diễn biến chất lượng nước biển ven bờ được trình bày ở trên, thì trong giai đoạn 2015-2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vấn đề môi trường nổi cộm nước biển ven bờ đã xảy ra gây lo lắng về môi trường và ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân như:

- Sự cố MT trường biển do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh năm 2016:

Vào tháng 4 năm 2016, đã xảy ra sự cố cá chết hàng loạt hay còn gọi là sự cố Formosa bắt đầu tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) và sau đó lan ra vùng biển Quảng BìnhQuảng TrịThừa Thiên Huế. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tác động trực tiếp đến 16 xã, thị trấn ven biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đánh bắt, hậu cần nghề cá, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ, du lịch ven biển và tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và đời sống nhân dân, kìm hãm sự phát triển của tỉnh Quảng Trị.

Dân cay đắng ngồi nhìn nghêu chết trắng bãi ở Hà Tĩnh

Pháp nhân tàn phá môi trường: Lùi thời hạn xử lý hình sự là có tội với dân (?!) – Tạp chí điện tử Pháp Lý

Hình 3.3.2. Sự cố MT trường biển do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh năm 2016

           

- Sự cố tràn dầu:

Trong giai đoạn 2015 - 2019, trên địa bàn Tỉnh xảy ra 3 vụ tràn dầu với khối lượng hơn 16 tấn. Nguồn gốc, thời gian, khối lượng và diện tích ảnh hưởng như sau:

Bảng 3.3.2.1. Số vụ và khối lượng dầu tràn giai đoạn 2015 - 2019

TT

Nguồn gốc

Thời gian

xảy ra (năm)

Khối lượng ước tính (tấn)

Diện tích ảnh hưởng (km2)

1

Dầu trôi dạt vào bờ biển các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và huyện đảo Cồn Cỏ

2015

16

0,347

2

Tràn dầu do sự cố chìm tàu Thắng Lợi tại khu vực gần đảo Cồn Cỏ

2017

Không thống kê khối lượng do sử dụng phương pháp hấp phụ và phân hủy sinh học

0,0062

3

Tràn dầu tại Cửa Việt do cháy 02 tàu cá có số hiệu QNg 92052 TS và QNg 92391 TS do ông Phạm Văn Lâu, trú tại tỉnh Quảng Ngãi làm chủ tàu

2017

Lượng dầu tràn nhỏ; không xác định khối lượng. Thực hiện theo dõi, giám sát hiện trường

-

Nguồn: [22].

Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái biển, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước cao làm giảm hàm lượng ôxy trong nước dẫn đến cán cân điều hòa ôxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn. Ngoài ra, dầu tràn còn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái, làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào sinh vật, có thể gây chết cả quần thể.