Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người

9:42, Thứ Ba, 1-12-2020

9.1.1. Tác động do ô nhiễm môi trường nước

Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người chủ yếu thông qua hai con đường: Một là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả, thủy hải sản được nuôi trồng trong nước ô nhiễm; Hai là tiếp xúc với môi trường nước ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động. Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm có thể dẫn đến mắc một số bệnh: Điển hình là các bệnh về đường tiêu hoá do nhiễm khuẩn như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn; Bệnh siêu vi trùng như bại liệt, viêm gan B; Bệnh ký sinh trùng, giun sán; Bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, bệnh mắt hột, bệnh phụ khoa và tiềm ẩn các nguy cơ gây ung thư.

Theo WHO, khoảng 80% bệnh tật có liên quan tới chất lượng nước và tình trạng vệ sinh môi trường. Ở Việt Nam, bệnh tiêu chảy là một trong 10 bệnh có số ca mắc và tử vong cao nhất với khoảng từ 725.000 đến 930.000 ca mắc mỗi năm.

Tại Quảng Trị, hệ thống sông ngòi là nguồn cấp nước chủ yếu cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu của con người. Kết quả quan trắc giai đoạn 2015 - 2019 cho thấy, chất lượng nước (CLN) tại một số điểm trên các lưu vực sông Thạch Hãn, Bến Hải chịu sự tác động của các chất rắn lơ lững (TSS), vi khuẩn E.coli vào mùa mưa và chịu ảnh hưởng rõ rệt của hiện tượng XNM xâm lấn vào mùa khô; Tại một số đoạn trên sông Vĩnh Định có dấu hiệu bị ô nhiễm Fe. Vì vậy, chất lượng nước tại các khu vực này tại thời điểm quan trắc không thể cung cấp cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

Hiện tại, nhiều thôn, xã chưa có nguồn nước sạch cấp sinh hoạt mà chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, giếng đào. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các dịch bệnh liên quan đến ô nhiễm nước ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư.

Bảng 9.1.1.1. Tỷ lệ số dân đô thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh

Năm

2014

2019

Tỷ lệ số dân đô thị sử dụng nước sạch (%)

95,98

95

Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch (%)

39,68

57,14

Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (%)

86,09

94,67

Báo cáo, thu thập số liệu từ ngành y tếvề tỷ lệ số người mắc bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét ở tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2015 – 2019 để đánh giá chung cho việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo chất lượng là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến sức khỏe con người và cộng đồng.

Bảng 9.1.1.2. Tỷ lệ số người mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rétgiai đoạn 2015 – 2019

TT

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

1

Tỷ lệ mắc bệnh tả (%)

0

0

0

0

0

2

Tỷ lệ mắc bệnh lỵ (%)

0,15

0,16

0,17

0,16

0,17

3

Tỷ lệ mắc bệnh thương hàn (%)

0,0002

0,0003

0

0,0005

0

4

Tỷ lệ mắc bệnh sốt rét (%)

0,024

0,028

0,040

0,016

0,016

Nguồn: [22].

Mặc dù trong giai đoạn 2015 - 2019 vẫn tồn tại số lượng người mắc các bệnh lỵ, thương hàn, sốt rét. Tuy nhiên, so với giai đoạn 2010 - 2014, tỷ lệ mắc các bệnh này có xu hướng giảm rõ rệt, đặc biệt không có trường hợp nào mắc bệnh tả vào giai đoạn này.

Bảng 9.1.1.3. Tỷ lệ số người mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét

giai đoạn 2010- 2014

TT

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

1

Tỷ lệ mắc bệnh tả (%)

0,89

0,85

0,91

0,72

0,61

2

Tỷ lệ mắc bệnh lỵ (%)

0,28

0,41

0,38

0,33

0,02

3

Tỷ lệ mắc bệnh thương hàn (%)

0,005

0,005

0,008

0,002

0

4

Tỷ lệ mắc bệnh sốt rét (%)

0,22

0,19

0,17

0,11

0,08

Nguồn: [21].

Kết quả công bố số liệu Bộ chỉ số Theo dõi – Đánh giá nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Trị - UBND tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2019 cho thấy tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch có sự gia tăng từ 39,91% năm 2015 lên 51,1% năm 2018, riêng năm 2019 đạt 57,14% tính theo tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn [19]. Dân số sử dụng nước sạch tăng lên đáng kể là nhờ những đầu tư xây dựng, cải thiện điều kiện cấp nước sạch bằng những quy hoạch cụ thể trong giai đoạn 2016 – 2020: Nâng cấp, sửa chữa 63 công trình cấp nước tập trung hiện có; Xây dựng mới 22 công trình tập trung; Xây dựng mới 7.314 công trình giếng khoan/giếng đào (Quyết định số 2713/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2014 về phê duyệt quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020).

9.1.2. Tác động do ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm không khí hiện đang là mối quan tâm chung của xã hội toàn cầu. Nó là tác nhân hàng đầu gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt đối với đường hô hấp do bị ảnh hưởng bởi bụi, hơi khí độc, khí thải (CO, SO2, NO2, chì và Ôzôn). Khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm sẽ làm gia tăng các bệnh như: Hen suyễn, viêm phế quản, ung thư, suy nhược thần kinh, bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ. Các nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy ô nhiễm môi trường không khí là nguyên nhân gây nên 35,7% trường hợp viêm đường hô hấp dưới, 22% các bệnh phổi mãn tính. Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại mà WHO cảnh báo, đặc biệt là đối với môi trường ô nhiễm do giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đã được xây dựng hoàn thiện về nhà xưởng, hệ thống sản xuất và đầu tư hệ thống xử lý chất thải (phần lớn là các cơ sở sản xuất công nghiệp đóng tại KCN/CCN) đã góp phần giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư, đối tượng chịu tác động trực tiếp là công nhân lao động tại các cơ sở và chủ yếu bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồn và bụi.

Quá trình đô thị hóa, phát triển giao thông là một trong những nguyên nhân chính phát sinh tiếng ồn, bụi, khí thải như CO, NO2, SO2, ...tạo ra các sức ép lên môi trường không khí xung quanh và sức khỏe người dân tại một số khu vực tập trung phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông đô thị như: KKT Đông Nam, các tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9D, chợ Quảng Trị, chợ Đông Hà, thị trấn Ái Tử, thị trấn Gio Linh, thị trấn Hồ Xá, thị trấn Cam Lộ.

Theo số liệu của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2019 tổng số người mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp dao động từ 13.714  - 14.238 người. Cho đến nay ở tỉnh Quảng Trị chưa có thống kê, nghiên cứu xác định tỷ lệ người mắc bệnh đường hô hấp ở khu vực bị ô nhiễm không khí và khu vực đối chứng (không bị ô nhiễm không khí). Vì thế, chỉ đề cập đến số người bị bệnh đường hô hấp ở tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2015 - 2019.

Bảng 9.1.2.1. Số ca, tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp giai đoạn 2015 - 2019

Stt

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

1

Số ca mắc các bệnh về đường hô hấp (người)

13.714

14.012

14.283

13.852

14.707

2

Tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp (%)

2,21

2,25

2,28

2,20

2,32

Nguồn: [22].

Tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp trong giai đoạn 2015 - 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nằm trong khoảng 2,20% - 2,32%, tương đối thấp so với mức bình quân chung cả nước và có xu hướng giảm so với giai đoạn 2010 - 2014 (3,21 % - 3,99%).

Bảng 9.1.2.2. Số ca, tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp giai đoạn 2010 - 2014

Stt

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

1

Số ca mắc các bệnh về đường hô hấp (người)

19.785

24.141

21.372

20.935

19.773

2

Tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp (%)

3,28

3,99

3,51

3,41

3,21

Nguồn: [21].

Biểu đồ 9.1.2. Số ca, tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp giai đoạn 2010 - 2019

Số người mắc bệnh không tập trung ở các vùng lân cận KCN/CCN, các tuyến đường giao thông có mật độ cao, khu vực đô thị mà rãi rác phân tán toàn Tỉnh. Như vậy, việc ô nhiễm môi trường không khí tác động đến sức khỏe cộng đồng thể hiện qua số người bị mắc bệnh đường hô hấp không rõ ràng. Tuy nhiên, cần có sự nghiên cứu để nắm bắt được mối tương quan của sự gia tăng về tỷ lệ người mắc bệnh về đường hô hấp với kết quả quan trắc khí độc và bụi trong môi trường KKXQ trên địa bàn Tỉnh có dấu hiệu tăng nhẹ ở các tuyến giao thông chính, khu vực tập trung dân cư trong giai đoạn 2020 - 2025.

9.1.3. Tác động do ô nhiễm môi trường đất

Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất như làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi. Đồng thời quá trình xói mòn, thoái hóa đất sẽ diễn ra nhanh hơn.

Sử dụng PBVC và TBVTV quá liều lượng, bị tồn lưu; ảnh hưởng của các chất độc hóa học trong chiến tranh; tích lũy các chất ô nhiễm từ công nghiệp, nông nghiệp là các nguồn chủ yếu liên quan đến ô nhiễm môi trường đất ở Quảng Trị. 

Một số vùng của tỉnh Quảng Trị (Cam Tuyền, Cam Lộ; Hải Thọ, Hải Lăng; Gio Phong, Gio Linh; Vĩnh Lâm, Vĩnh Linh; …) vẫn chịu ảnh hưởng của các chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh (đặc biệt là Đioxin) còn lưu trong đất. Các chất độc hóa học/Đioxin thông qua chuỗi thức ăn (tích lũy trong nguồn nước dưới đất, thực vật, thủy sản) đi vào cơ thể con người gây ra các bệnh tim mạch, thần kinh, xương khớp, hô hấp, ung thư, dị tật. Phần lớn hộ gia đình có người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam/Đioxin có mức sống trung bình hoặc nghèo, đặc biệt là người khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số thì càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, những người khuyết tật thường có mặc cảm với xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật thường là người chịu thiệt thòi nhất. Đến năm 2019, theo thống kê của Hội nạn nhân chất độc da cam/Đioxin tỉnh Quảng Trị tổng số hộ bị chất độc da cam là 8.208 hộ, tổng số người nhiễm chất độc da cam là 15.485 người trong đó số người bị nhiễm còn sống là 13.023 người.

Bảng 9.1.3. Số lượng nạn nhân bị chất độc da cam/Đioxin trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

TT

Tên huyện, thị xã, thành phố

Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin

Người bị Chất độc da cam /Đioxin còn sống

Hộ bị CĐDC

Người bị CĐDC

1

Huyện Hướng Hóa

1.368

3.142

2.221

2

Huyện Đakrông

389

909

683

3

Huyện Cam Lộ

1.087

1.786

1.608

4

Huyện Vĩnh Linh

742

1.685

1.339

5

Huyện Gio Linh

1.358

2.187

1.996

6

Huyện Triệu Phong

1.609

2.767

2.448

7

Huyện Hải Lăng

1.078

1.995

1.795

8

Thành phố Đông Hà

537

928

851

9

Thị xã Quảng Trị

40

86

82

Tổng cộng toàn tỉnh

8.208

15.485

13.023

Trên địa bàn có 59 điểm ô nhiễm thuốc BVTV nghiêm trọng (07 điểm năm trong Quyết định số 1946/QĐ-TTg, 52 điểm nằm trong Quyết định số 2424/QĐ-UBND). UBND tỉnh đã phê duyệt 16 Dự án xử lý cho 59 điểm. Đến thời điểm hiện tại, nhờ sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương đã và đang xử lý được 27 điểm, còn lại 32 điểm chưa được xử lý (tỷ lệ đã xử lý đạt 45,76%). Các hoá chất còn tồn đọng chủ yếu là nhóm Lindane, DDTs, phần lớn các kho TBVTV đều xuống cấp nghiêm trọng dễ phát tán tác nhân ô nhiễm ra môi trường nước gây tích lũy sinh học và tác động lớn đến sức khoẻ của con người, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh do phơi nhiễm TBVTV như ung thư.

Các chất thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, NTTS, sản xuất công nghiệp chưa xử lý đạt quy chuẩn cho phép thải bỏ trực tiếp ra môi trường tiếp nhận như đất vườn trong các hộ dân, các sông, kênh mương, hồ chứa nước tại các khu vực lân cận gây ô nhiễm môi trường đất, nước và phát sinh các dịch bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh còn tồn tại nhiều bãi chôn lấp “lộ thiên” tại chỗ gây ô nhiễm môi trường đất.

9.1.4. Tác động do ô nhiễm từ chất thải rắn

Đến năm 2019, có 08/10 huyện, thị, thành phố (các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Đakrông, Hướng Hóa, thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà) đã được đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh; huyện Đảo Cồn Cỏ đã được đầu tư lò đốt rác công suất 300 kg/h. Hiện nay, huyện Vĩnh Linh chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Đang trong quá trình đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách SNMT trung ương).

Tuy nhiên, do vấn đề tài chính đầu tư nên hiện nay hoạt động xử lý từ các bãi chôn lấp có nguy cơ tác động đến môi trường như sau:

- Đối với các bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại các huyện như: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh. Đây là các công trình được đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương theo quyết định số 58/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích và Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 58/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích. Với nguồn kinh phí hỗ trợ từ giai đoạn 2011 - 2014, Trung tâm Quan trắc TNMT đã tiến hành đầu tư giai đoạn 1 để xây dựng các bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh nhằm xử lý lượng rác tồn đọng gây ÔNMT nghiêm trọng trên địa bàn các huyện và xử lý lượng rác phát sinh đến năm 2019 -2020. Do đó, đến thời điểm hiện tại thì các bãi chôn lấp đã hết công suất và thời gian hoạt động nên tại các bãi chôn lấp các huyện đã chứa đầy, đây là một trong những nguy cơ gây ÔNMT nếu không được quan tâm đầu tư mở rộng trọng thời gian đến.

- Đối với bãi rác cũ của thành phố Đông Hà và huyện Hướng Hóa: Hiện nay, bãi rác đã quá tải, ngừng hoạt động nhưng chưa được xử lý hoàn tất để đóng cửa.

- Bãi rác thành phố Đông Hà (Bãi rác được đầu tư từ nguồn vốn ADB, đi vào hoạt động năm 2012): Hiện nay, hệ thống xử lý nước rỉ rác chưa được đầu tư đồng bộ nên dẫn đến nguy cơ tác động đến nguồn nước tiếp nhận, gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân.

Ngoài ra, hiện nay đối với các địa bàn xa, các xã vùng sâu, vùng xa khi cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, thiếu phương tiện, thiết bị, nhân lực, do đó việc thải bỏ, xử lý rác thải một cách tự phát và tại các khu đất trống, không đảm bảo vệ sinh hay thường xử lý bằng đốt khi bãi chứa đầy.

Tại các xãđiều kiện địa lý xa, lượng phát sinh ít, thu không bù chi mà Trung tâm/Công ty Môi trường đô thị không tiến hành thu gom thì phần lớn ở các xã sẽ hình thành một đội vệ sinh chủ động thu gom và vận chuyển đến các bãi trung chuyển hoặc các hộ dân sẽ tự thu gom, đốt tại khuôn viên gia đình hay có thể thải bỏ bừa bãi ven đường, bãi đất trống. Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ người dân.

Hiện tại, chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của người dân sống lân cận tại các bãi chôn lấp, đặc biệt là những người làm nghề nhặt rác thải. Nhưng có thể nhận thấy rằng những người này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích, các loại hơi khí độc hại cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đối với cộng đồng làm nghề này (các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ có thể là mối đe dọa lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân). Đặc biệt, chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em) đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Các tin khác