Nâng cao nhận thức cộng đồng và vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

9:47, Thứ Ba, 1-12-2020

Công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức BVMT

Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT đã được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú đem lại hiệu quả thiết thực đối với công tác BVMT trên địa bàn tỉnh. Hằng năm tổ chức các hoạt động hưởng ứng: Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn, Ngày Đa dạng sinh học, Giờ Trái đất như lễ mít tinh hưởng ứng, phát động ra quân làm vệ sinh môi trường, diễu hành bằng xe đạp. Xây dựng chuyên mục TN&MT trên Đài Phát thanh truyền hình Tỉnh (chuyên mục, phóng sự), Báo Quảng Trị hàng loạt tin bài trên Báo TN&MT, Tạp chí TN&MT, Tạp chí Môi trường. Các chuyên mục, tin bài đã góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức BVMT, phản ánh kịp thời những vấn đề bức xúc, nhạy cảm về TN&MT trên địa bàn tỉnh.

So với giai đoạn 2010 - 2014 , công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức BVMT giai đoạn 2015 - 2019 ngày càng được đẩy mạnh; Nâng cao hơn về chất lượng, số lượng cũng như hình thức tuyên truyền. Với tình hình phát triển KT-XH như hiện nay, công tác tuyên truyền BVMT cần được quan tâm hơn nữa, đến gần với người dân và các cơ sở SXKD trên địa Tỉnh, góp phần đẩy mạnh công tác BVMT cho Tỉnh nhà.

Khung 10.7.1. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền

Từ năm 2015 - 2019 tổ chức khoảng 29 lớp tập huấn với hơn 1.750 người tham gia. Xây dựng 60 chuyên mục, phóng sự  TN&MT trên Đài Phát thanh truyền Biểu đồ tỉnh, Đăng 56 bài trên Báo Quảng Trị, 80 tin bài trên Trang Thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường và hàng loạt tin bài trên Báo TN&MT, Tạp chí TNMT, Tạp chí Môi trường. Triển khai ký cam kết bảo vệ môi trường trong 100% trường học các cấp trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao ý thức và giáo dục bảo vệ môi trường cho các em học sinh.

Phát động phong trào thi đua BVMT trên địa bàn tỉnh. Sở TN&MT cùng với các ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh đã triển khai có hiệu quả Chương trình hành động liên ngành, chương trình phối hợp hành động BVMT.

Công tác xã hội hóa BVMT

Thời gian qua, công tác xã hội hoá BVMT đã được các cấp, các ngành, địa phương đặc biệt là các tổ chức, đoàn thể triển khai và đạt được những kết quả rõ rệt, khẳng định sự tham gia tích cực của xã hội vào công tác BVMT trên địa bàn tỉnh.

Thường xuyên thu thập ý kiến nhân dân, kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý những tồn tại, vướng mắc phát sinh trên lĩnh vực BVMT, tập hợp sức mạnh cộng đồng trong thực thi chính sách, pháp luật BVMT. Những vấn đề bức xúc từ thực tế về môi trường của thôn, làng đã được người dân chủ động bàn bạc xử lý theo nội dung đã cam kết của các hộ gia đình. Vận động các tổ chức, cá nhân tích cực đóng góp các loại thuế, phí, quỹ môi trường theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh các phong trào, các cuộc vận động, chú trọng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Xây dựng nông thôn mới”.

Khung 10.7.2. Kết quả thực hiện công tác xã hội hóa

Từ năm 2015 - 2019 tại nhiều xã, phường hình thành mô hình “Tổ phụ nữ thu gom rác thải tự quản”; Tỉnh Đoàn đã thành lập các đội xung kích, đội thanh niên tình nguyện tự quản BVMT tại các thôn bản, đội thiếu niên Sao đỏ, đội thanh niên tình nguyện làm nồng cốt cho các hoạt động của thanh niên trong công tác BVMT. Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng các câu lạc bộ BVMT tại địa phương, mỗi câu lạc bộ được trang bị, cung cấp xe thu gom rác, các hội viên tự nguyện đóng kinh phí đễ duy trì hoạt động. Hội CCB tỉnh đã thành lập các đội tự quản vệ sinh môi trường ở các làng, bản, thị trấn. Liên đoàn lao động tỉnh đã phát triển tốt phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”.

Công tác vận động, thu hút nguồn lực đầu tư cho công tác BVMT đã được triển khai có hiệu quả từ các doanh nghiệp. Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho xử lý môi trường từ các doanh nghiệp, có những doanh nghiệp đầu tư hàng chục tỷ đồng như: Công ty TNHH Dệt may VTJ Toms, Công ty Cổ phần Chế biến Tinh bột sắn An Thái,…

Thông qua chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và các dự án được đầu tư nguồn vốn nước ngoài như: Dự án chia sẻ, dự án BCI, chương trình Đông Tây hội ngộ. Các công trình cấp nước sạch tập trung, đường giao thông nông thôn được đầu tư, nhiều làng quê đã xây dựng hương ước để giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống, bảo vệ tài nguyên môi trường của làng quê.

Các tin khác