Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

17:12, Thứ Tư, 17-8-2022

UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số3923/UBND-TCTM gửi các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý giá, điều hành giá.

Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nhất là việc kiểm soát giá các hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh trong thời gian gần đây theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31/7/2022 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá; UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:

Tiếp tục triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại Công văn số 1961/UBND-TCTM ngày 05/5/2022 về việc triển khai công tác điều hành giá năm 2022.

Tổ chức triển khai theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời tham mưu UBND tỉnh các giải pháp để đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định giá hàng hóa; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ tăng giá bất hợp lý trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:
Đối với các mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu như dịch vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, logistic: Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan: Tăng cường tổ chức rà soát kê khai giá của doanh nghiệp để đánh giá việc điều chỉnh giá phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu trong yếu tố hình thành giá; trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu đơn vị thực hiện kê khai giảm giá kịp thời.

Kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá thu tiền dịch vụ đúng giá niêm yết của các doanh nghiệp, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, thu cao hơn mức giá kê khai niêm yết.

Đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, chịu ảnh hưởng gián tiếp từ giá xăng dầu, có tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và ảnh hưởng đến đời sống người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Tăng cường theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, tăng giá bất hợp lý; Chủ động tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hóa...
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban đơn vị liên quan triển khai theo dõi sát diễn biến thị trường trên địa bàn; kịp thời báo cáo, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, cân đối cung, cầu hàng hóa; chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh tại địa phương: đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, biện pháp bình ổn giá; hạn chế tối đa các tác động tăng giá do tâm lý của người dân, xử lý nghiêm các thông tin sai lệch, ảnh hưởng tiêu cực đến mặt bằng giá cả hàng hoá trên thị trường.

Sở Thông tin và Tuyền thông: Tiếp tục hướng dẫn cơ quan báo chí tại địa bàn tỉnh tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, biện pháp bình ổn giá; chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cho hành vi phát tán thông tin sai lệch, gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường.

Sở Tài chính: Tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá theo quy định của Luật giá và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Cập nhật kịp thời đầy đủ diễn biến tình hình giá cả thị trường, đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết; kịp thời tham mưu UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành giá tại địa bàn tỉnh.

Xem chi tiết

Các tin khác