Sức ép hoạt động giao thông vận tải

16:33, Thứ Hai, 30-11-2020

Trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019, số lượng các phương tiện giao thông tăng 38% (trong đó số lượng xe máy tăng 35%, xe tải- xe ô tô tăng 67%).

Bảng 2.5.1. Số lượng các phương tiện giao thông giai đoạn 2015 - 2019

Loại xe (P)

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Xe máy

307.888

337.098

352.044

382.052

414.151

Xe tải - xe ô tô

16.399

18.827

22.401

25.176

27.438

Nguồn: [8].

Số lượng các phương tiện giao thông đăng kiểm hàng năm toàn tỉnh tăng từ 13.609 phương tiện năm 2015 lên 20.074 phương tiện năm 2018 (tăng 47,5%), tuy nhiên đến năm 2019 giảm hơn 3.500 phương tiện tham gia đăng kiểm (giảm 14% so với năm 2018).

Bảng 2.5.2. Số lượng các phương tiện giao thông đăng kiểm giai đoạn 2015 - 2019

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Số lượng phương tiện đăng kiểm

13.609

15.806

16.378

20.074

17.622

 Nguồn: [22].

Việc thống kê số lượng các phương tiện tham gia đăng kiểm ngoài việc kiểm soát chất lượng phương tiện đảm bảo an toàn giao thông, kiểm soát lượng khí thải còn là cơ sở để các cơ quan chức năng quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp. Số lượng bến tàu thủy nội địa có sự tăng nhẹ từ 16 bến tàu thủy năm 2015 lên 18 bến tàu thủy năm 2019. Số lượng phương tiện tàu thủy đánh bắt thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh là 2.273 chiếc (tính đến năm 2019).

Phát triển giao thông vận tải là động lực, là cơ hội cho quá trình hội nhập và phát triển KT-XH. Tuy nhiên, đi kèm với quá trình phát triển, hoạt động giao thông vận tải đã phát sinh bụi, khí độc (SO2, NOx, CO) từ các phương tiện giao thông lưu thông trên địa bàn vào môi trường không khí với tổng thải lượng ước tính trong giai đoạn 2015 - 2019 như sau: TSP là 2.776,4 tấn; SO2 là 668,6 tấn; NOx là 17.743 tấn; CO là 100.423 tấn [22]. Tuy nhiên, thải lượng TSP và các khí độc phát sinh từ ngành giao thông vận tải phân bố không đều trên địa bàn toàn tỉnh, chủ yếu tập trung ở một số đô thị và tuyến đường trọng điểm, đặc biệt vào mùa khô, gây nên nguy cơ ô nhiễm không khí cục bộ và tác động bất lợi đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. So với giai đoạn 2010 - 2014, thải lượng SO2 giảm và thải lượng NOx, CO có xu hướng tăng vào giai đoạn 2015 - 2019 [22].

Biểu đồ 2.5.1. Thải lượng TSP từ ngành giao thông giai đoạn 2015 - 2019

Biểu đồ 2.5.2. Thải lượng SO2 từ ngành giao thông giai đoạn 2015 - 2019

Biểu đồ 2.5.3. Thải lượng NOx từ ngành giao thông giai đoạn 2015 - 2019

Biểu đồ 2.5.4. Thải lượng CO từ ngành giao thông giai đoạn 2015 - 2019

Các tin khác