Nước mặt lục địa

8:58, Thứ Ba, 1-12-2020

3.1.1. Tài nguyên nước mặt lục địa

Tỉnh Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8 - 1,0 km/km2 kết hợp với địa hình nằm trong vùng mưa lớn nên dòng chảy năm của các sông suối ở tỉnh Quảng Trị khá dồi dào. Lượng dòng chảy năm trên các sông suối như sau:

- Hệ thống sông Bến Hải: 1,31 km3.

- Hệ thống sông Thạch Hãn: 3,92 km3.

- Hệ thống sông Ô Lâu (sông Mỹ Chánh): 0,5 km3.

- Hệ thống sông Sông Sê Pôn - Sê Păng Hiêng: 1,05 km3.

- Hệ thống suối: Phân bố dày đặc ở vùng thượng nguồn. Các thung lũng suối phần lớn rất hẹp, độ dốc lớn tạo ra nhiều thác cao hàng trăm mét và phân bậc phức tạp.

Đến năm 2020, tỉnh Quảng Trị hiện có 152 hồ chứa, 222 đập dâng, 236 trạm bơm và 202 công trình cấp nước sinh hoạt (trong đó có 49 công trình không hoạt động). Ngoài ra, có 10 công trình thủy điện đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động.

3.1.2. Diễn biến ô nhiễm nước mặt lục địa

3.1.2.1. Khái quát diễn biến chất lượng nước mặt lục địa

Để khái quát diễn biến chất lượng nước mặt tại các sông, hồ trên địa bàn tỉnh, báo cáo đã sử dụng kết quả quan trắc nước mặt lục địa từ năm 2015 đến năm 2019 trong Chương trình quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Trị được thực hiện định kỳ theo từng năm. Trong đó, hoạt động quan trắc chất lượng môi trường nước trên các lưu vực sông thực hiện tại 32 vị trí; hoạt động quan trắc chất lượng môi trường nước hồ thực hiện tại 10 vị trí. Diễn biến chất lượng nước mặt được khái quát như sau:

a. Đối với chất lượng nước sông:

Quan trắc chất lượng môi trường nước sông tại 32 vị trí thuộc 11 sông, trong đó có 07 vị trí quan trắc nền, 25 vị trí quan trắc tác động.

Hình 3.1.2.1. Sơ đồ vị trí quan trắc môi trường nước sông

Trong giai đoạn 2015 - 2019, các thông số quan trắc môi trường nước sông phần lớn đều nằm trong giới hạn cho phép cột A2 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Riêng thông số TSS, tổng Fe tan một số thời điểm giới hạn A2 và B1 và không đảm bảo cấp nước cho mục đích sinh hoạt, tưới tiêu.

Từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm, các vị trí hạ nguồn các hệ thống sông Bến Hải và Thạch Hãn chịu tác động rõ rệt của hiện tượng xâm nhập mặn nên chất lượng nước tại các khu vực này không thể cung cấp cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

So với giai đoạn 2010 - 2014, chất lượng nước sông giai đoạn 2015 - 2019 có sự biến động không lớn, tuy nhiên một số thông số như BOD5, COD, NH4-N, PO4-P có chiều hướng tăng nhẹ từ năm 2015 - 2019.

Hiện trạng và diễn biến của các thông số quan trắc môi trường nước sông, cụ thể như sau:

Thông số DO

Hàm lượng DO trung bình trong nước các sông giai đoạn 2015 - 2019 tại các vị trí quan trắc dao động từ 6,1 - 7,1 mg/L, đều nằm trong giới hạn A1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Chất lượng nước đáp ứng được cho mục đích sinh hoạt khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.

Khung 3.1.2.1. Diễn biến hàm lượng DO trung bình trong nước các sông

 so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 - 2014, hàm lượng DO trung bình trong nước các sông giai đoạn 2015 - 2019 tương đối ổn định (hàm lượng DO trung bình trong nước các sông giai đoạn 2010 - 2014 dao động từ 5,0 - 8,1 mg/L [17]).

Biểu đồ 3.1.2.1. Hàm lượng DO trung bình trong nước sông giai đoạn 2015 - 2019

Thông số COD

Hàm lượng COD trung bình trong nước các sông giai đoạn 2015 - 2019 tại các vị trí quan trắc dao động từ 4 - 9 mg/L, đều nằm trong giới hạn A1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Tại các vị trí thuộc sông Vĩnh Định, sông Ô Lâu, sông Nhùng, sông Cánh Hòm hàm lượng COD có phần cao hơn so với các vị trí khác. Tuy nhiên, sự khác biệt này không quá lớn, COD tăng nhẹ về phía hạ nguồn do quá trình tiếp nhận các nguồn thải khác nhau dọc theo lưu vực sông

Khung 3.1.2.2. Diễn biến hàm lượng COD trung bình trong nước các sông

so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 - 2014, hàm lượng COD trung bình trong nước các sông giai đoạn 2015 - 2019 có xu hướng tăng nhẹ (hàm lượng COD trung bình trong nước các sông giai đoạn 2010 - 2014 dao động tương ứng là 3,1 - 13,3 mg/L [17]).

Biểu đồ 3.1.2.2. Hàm lượng COD trung bình trong nước sông giai đoạn 2015 - 2019

Thông số BOD5

Hàm lượng BOD5 trung bình trong nước các sông giai đoạn 2015 - 2019 dao động từ 1 - 3 mg/L, đều nằm trong giới hạn A1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Tại các vị trí thuộc sông Vĩnh Định, sông Ô Lâu, sông Nhùng, sông Cánh Hòm hàm lượng BOD5 có phần cao hơn so với các vị trí khác. Tuy nhiên, sự khác biệt này không quá lớn, hai thông số COD và BOD5 tăng nhẹ về phía hạ nguồn do quá trình tiếp nhận các nguồn thải khác nhau dọc theo lưu vực sông

Khung 3.1.2.3. Diễn biến hàm lượng BOD5 trung bình trong nước các sông

so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 - 2014, hàm lượng BOD5 trung bình trong nước các sông trong giai đoạn 2015 - 2019 tương đối ổn định (hàm lượng BOD5 trung bình trong nước các sông giai đoạn 2010 - 2014 dao động là 1,2-8,3 mg/L [17]).

Biểu đồ 3.1.2.3. Hàm lượng BOD5 trung bình trong nước sông giai đoạn 2015 - 2019

Thông số NH4-N

Hàm lượng NH4-N trung bình trong nước các sông giai đoạn 2015 - 2019 dao động từ 0,02 - 0,15 mg/L. Hàm lượng NH4-N trung bình tại các sông đều nằm trong giới hạn A1 và A2 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Các vị trí thuộc lưu vực sông Hiếu, Bến Hải và Vĩnh Định có thông số NH4-N cao hơn so với các lưu vực sông khác.

Khung 3.1.2.4. Diễn biến hàm lượng NH4-N trung bình trong nước các sông

so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 - 2014, hàm lượng NH4-N trung bình trong nước các sông trong giai đoạn 2015 - 2019 có xu hướng gia tăng (hàm lượng NH4-N trung bình trong nước các sông giai đoạn 2010 - 2014 dao động tương ứng 0,05 - 0,62 mg/L [17]).

Biểu đồ 3.1.2.4. Hàm lượng NH4-N trung bình trong nước sông giai đoạn 2015 - 2019

Thông số NO3-N

Hàm lượng NO3-N trung bình trong nước các sông giai đoạn 2015 - 2019 dao động tương ứng là 0,10 - 0,68 mg/L, đều nằm trong giới hạn A1 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Năm 2018, hàm lượng  NO3-N cao đột biến so với các năm và các lưu vực sông khác, tuy nhiên CLN tại thời điểm này vẫn đáp ứng cho mục đích cấp nước sinh hoạt khi áp dụng xử lý phù hợp.

Khung 3.1.2.5. Diễn biến hàm lượng NO3-N trung bình trong nước các sông

 so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 - 2014, hàm lượng NO3-N trung bình trong nước các sông trong giai đoạn 2015 - 2019 có xu hướng giảm (hàm lượng NO3-N trung bình trong nước các sông giai đoạn 2010 - 2014 dao động tương ứng là 0,19 - 2,97 mg/L [17]).

Biểu đồ 3.1.2.5. Hàm lượng NO3-N trung bình trong nước sông giai đoạn 2015 - 2019

Thông số PO4-P

Hàm lượng PO4-P trung bình trong nước các sông giai đoạn 2015 - 2019 dao động từ 0,04 - 0,07 mg/L, đều nằm trong giới hạn A1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Lưu vực sông Vĩnh Định có hàm lượng PO4-P trung bình qua các năm thường xuyên cao hơn các lưu vực sông khác.

Khung 3.1.2.6. Diễn biến hàm lượng PO4-P trung bình trong nước các sông

so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 - 2014, hàm lượng PO4-P trung bình trong nước các sông trong giai đoạn 2015 - 2019 tương đối ổn định (hàm lượng PO4-P trung bình trong nước các sông giai đoạn 2010 - 2014 dao động tương ứng là 0,03 - 0,44 mg/L [17]).

Biểu đồ 3.1.2.6. Hàm lượng PO4-P trung bình trong nước sông giai đoạn 2015 - 2019

Thông số Tổng Coliform

Tổng Coliform trong nước các sông giai đoạn 2015 - 2019 dao động từ 22 - 796 MPN/100ml, đều nằm trong giới hạn A1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Các vị trí thuộc thượng nguồn các sông Sê Pôn (SP1), vị trí lưu vực sông Sê Păng Hiêng, thượng nguồn sông Sa Lung (SL1), thượng nguồn sông Hiếu (SH1QG1) và lưu vực sông Vĩnh Định có mật độ tổng Coliform cao hơn so với các lưu vực sông khác.

Khung 3.1.2.7. Diễn biến mật độ Coliform trung bình trong nước các sông

so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 - 2014, mật độ Coliform trong nước các sông trong giai đoạn 2015 - 2019 có xu hướng gia tăng, tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn A1 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT [17].

Biểu đồ 3.1.2.7. Tổng Coliform trong nước sông giai đoạn 2015 - 2019       

Thông số độ mặn

Diễn biến XNM tại hai hệ thống sông Thạch Hãn và hệ thống sông Bến Hải tương đồng với diễn biến về nhiệt độ không khí và lượng mưa trung bình hàng năm: Nhiệt độ cao và lượng mưa thấp vào năm 2015 và 2019 (dẫn đến nước bốc hơi mạnh, làm tăng độ mặn). Trong khi đó, nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa cao hơn vào năm 2016 - 2018 (năm 2017 có nhiệt độ thấp nhất và lượng mưa cao nhất trong giai đoạn 2015 - 2019), dẫn đến làm giảm độ mặn. Diễn biến XNM theo năm cho thấy, đối với hệ thống sông Thạch Hãn: Độ mặn năm 2017 < 2015 » 2018 < 2016 < 2019; Đối với hệ thống sông Bến Hải: Độ mặn năm 2017 < 2018 < 2016 < 2015 » 2019. Trong giai đoạn 2016 - 2019, XNM diễn biến như nhau: Độ mặn năm 2019 > 2016 > 2018 > 2017 [18].

Phân loại chất lượng nước sông dựa vào chỉ số chất lượng nước

* Chỉ số VEA-WQI:

Đối với môi trường nước mặt lục địa: Dựa trên kết quả quan trắc các thông số môi trường nước mặt, chỉ số chất lượng môi trường nước WQI được tính như sau:

WQI = (qpH/100) [1/5Σqi*1/2Σqj*qk ]1/3

Trong đó:         WQI là chỉ số chất lượng nước mặt

qi: là chỉ số phụ ứng với các thông số DO, BOD, COD, amoni, photphat

qj: là chỉ số phụ ứng với các thông số TSS, độ đục

qk: là chỉ số phụ ứng với thông số tổng Coliform

qpH: là chỉ số phụ ứng với thông số pH

+ Cách tính chỉ số phụ q đối với từng thông số như sau:

qp = (qi+1 - qi)/(BPi+1 - BPi) (Cp- BPi) + q

Trong đó:         qp: là WQI phụ của thông số p

   qi: là WQI phụ của thông số p ứng với mức nồng độ BPi

   BPi: là chỉ số dưới so với nồng độ Cp

   BPi+1: chỉ số trên so với mức nồng độ Cp

   Dựa vào VEA-WQI việc phân loại mục đích sử dụng nước như sau:

Bảng 3.1.2.1. Bảng phân loại CLN dựa vào VEA-WQI

Giá trị WQI

Loại

Chất lượng nước

Màu sắc

91 - 100

I

Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và mục đích khác.

Xanh nước biển

76 - 90

II

Sử dụng được cho mục đích sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp, có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích khác có yêu cầu tương đương.

Xanh lá cây

51 - 75

III

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu, các mục đích khác tương đương.

Vàng

26 - 50

IV

Sử dụng cho mục đích giao thông thuỷ và các mục đích khác có yêu cầu tương đương.

Da Cam

0 - 25

V

Nước rất ô nhiễm, không thể sử dụng cho mục đích Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

Đỏ

Chỉ số VEA-WQI phù hợp khi áp dụng cho các đối tượng nước sông không chịu tác động từ hoạt động xâm nhập mặn.

Kết quả tính toán chỉ số CLN VEA-WQI từ kết quả quan trắc môi trường nước sông năm 2019 cho thấy, CLN phần lớn các vị trí đều từ loại I đến loại II và đảm bảo cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác có yêu cầu tương đương. Tại một số vị trí đầu nguồn, địa hình dốc nên thông số TSS dễ tăng đột biến tại các thời điểm có mưa nên CLN bị suy giảm đáng kể. Cụ thể: Đối với lưu vực sông Sê Pôn, CLN bị suy giảm xuống loại V - nước rất ô nhiễm TSS, không thể sử dụng cho mục đích của nước mặt. Đối với các vị trí quan trắc khác, CLN suy giảm đáng kể trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12, đây là thời điểm có lượng mưa nhiều, hàm lượng TSS thường xuyên tăng cao.

Biểu đồ 3.1.2.8. Chỉ số VEA-WQI hệ thống sông Thạch Hãn, Ô Lâu năm 2019

(Áp dụng cho các vị trí không chịu tác động của xâm nhập mặn)

Biểu đồ 3.1.2.9. Chỉ số VEA-WQI sông Bến Hải, Cánh Hòm, Rào Quán, Sê Pôn, Sê Păng Hiêng, sông Nhùng năm 2019

(Áp dụng cho các vị trí không chịu tác động của xâm nhập mặn)

Từ các đánh giá trên có thể kết luận và phân loại mục chất lượng nước theo thang màu phù hợp với các mục đích sử dụng nước tại bảng sau:

Bảng 3.1.2.2. Phân loại CLN theo VEA-WQI nước sông năm 2019

TT

Vị trí

VEA-WQI

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12

TH1-1

93

74

93

93

93

93

93

93

93

93

77

89

TH1QG3

 

 

93

 

93

 

 

93

 

90

 

 

SH1QG1

93

46

93

93

93

93

74

93

93

93

69

93

SH2

 

 

93

 

93

 

 

93

 

93

 

 

VP1

93

93

93

67

93

93

93

93

93

93

69

89

VP3

 

 

65

 

93

 

 

93

 

93

 

 

VĐ1QG6

 

 

74

 

93

 

 

93

 

91

 

 

VĐ2

 

 

56

 

93

 

 

93

 

89

 

 

OL1

93

93

93

84

93

93

93

93

93

93

86

93

OL2QG7

 

 

93

 

93

 

 

92

 

92

 

 

OL1-1

 

 

93

 

93

 

 

93

 

93

 

 

RQ2

 

 

93

 

93

 

 

93

 

93

 

 

BH1QG1

93

74

93

92

67

93

93

93

93

90

69

73

CH1

 

 

92

 

93

 

 

93

 

93

 

 

CH2

 

 

76

 

91

 

 

91

 

93

 

 

SL1

93

65

93

91

93

93

93

93

93

93

68

82

SP1

93

93

93

84

66

93

75

93

93

86

70

81

SP2

 

 

93

 

20

 

 

93

 

93

 

 

SP3

 

 

93

 

20

 

 

93

 

92

 

 

SPA1

 

 

93

 

93

 

 

93

 

93

 

 

SPA2

 

 

93

 

93

 

 

93

 

93

 

 

SPA3

 

 

93

 

93

 

 

93

 

93

 

 

SN1

 

 

93

 

93

 

 

86

 

93

 

 

Kết quả tính toán chỉ số VEA-WQI giai đoạn 2015-2019 cũng cho thấy, CLN tại các vị trí không chịu ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn biến động khá lớn qua các đợt quan trắc, CLN tại hầu hết các vị trí đạt từ loại I đến loại III, phần lớn đều đảm bảo cung cấp cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu.

* Chỉ số Bhargava - WQI :

Các thông số CLN lựa chọn tương ứng với các mục đích sử dụng nước khác nhau theo chỉ số Bhargava như sau:

Bảng 3.1.2.3. Các thông số CLN lựa chọn cho các mục đích sử dụng nước khác nhau

để tính Bhargava - WQI

TT

Mục đích sử dụng nước

Các thông số lựa chọn

n

1

Tắm, bơi lội

Độ đục, BOD5, DO, amoni, coliform

5

2

Cấp nước sinh hoạt

Độ đục, BOD5, DO, Cl-, coliform

5

3

Nông nghiệp

TDS, Cl-, Bo, tỷ số natri

4

4

Công nghiệp

Độ đục, TDS, độ cứng

3

5

Nuôi cá và tiếp xúc gián tiếp

Nhiệt độ , BOD5, DO, Cl-

4

Theo mô hình Bhargava-WQI, WQI cho mỗi mục đích sử dụng nước được tính toán theo công thức:

Trong đó:

   - Giá trị hàm nhạy của thông số i nhận giá trị từ 0,01 - 1.

   - Fi được xác định từ “hàm nhạy” của thông số i

   - n: số thông số CLN lựa chọn, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng nước.

Đồ thị Fi = f(xi) được xây dựng dựa vào Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08). Riêng hàm nhạy cho thông số EC được xây dựng dựa vào tiêu chuẩn CLN cấp cho nông nghiệp TCVN 6773 - 2000.

Đánh giá và phân loại CLN dự trên tính toán của mô hình Bhargava-WQI và được nêu ra ở bảng sau:

Bảng 3.1.2.4. Phân loại CLN theo mô hình Bhargava - WQI

Giá trị WQI

Giải thích

Màu sắc

90 - 100

Rất tốt (không ô nhiễm - ô nhiễm rất nhẹ)

Xanh nước biển

65 - 89

Tốt (ô nhiễm nhẹ)

Xanh lá cây

35 - 64

Trung bình (ô nhiễm trung bình)

Vàng

11 - 34

Xấu (ô nhiễm nặng)

Da cam

0 - 10

Rất xấu (ô nhiễm rất nặng)

Đỏ

Việc áp dụng chỉ số VEA-WQI để đánh giá CLN đối với chất lượng nước sông sẽ không phù hợp với các lưu vực sông chịu tác động bởi hoạt động XNM. Vì vậy, việc áp dụng chỉ số Bhagrava-WQI nhằm đánh giá, phân loại CLN đúng thực tế đối với các lưu vực sông chịu tác động của XNM. Kết quả tính toán cho thấy, phần lớn các vị trí chịu ảnh hưởng của XNM có chỉ số Bhagrava-WQI rất thấp, chất lượng nước chủ yếu thuộc loại II - loại V vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 10, chỉ số CLN cải thiện đáng kể vào tháng 10, dao động trong khoảng 0 - 94. Riêng điểm tại cầu Đuồi thuộc sông Hiếu (SH2) CLN ít chịu ảnh hưởng bởi XNM hơn so với các vị trí hạ lưu khác nên chỉ số Bhagrava-WQI tại vị trí này thuộc từ loại II - Loại I, CLN có thể cấp được nước sinh hoạt, tưới tiêu vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 8.

Bảng 3.1.2.5. Chỉ số Bhagrava-WQI các lưu vực sông năm 2019

TT

Vị trí

Bhagrava-WQI

Tháng 3

Tháng 5

Tháng 8

Tháng 10

1

TH4

0

48

0

86

2

TH6

0

0

0

0

3

TH7

0

0

0

0

4

SH2

94

86

90

70

5

SH4QG2

0

0

0

85

6

SH5

0

0

0

71

7

BH3

0

42

0

0

8

BH5

0

0

0

0

9

SL2

0

43

0

74

10

SL3

0

0

0

0

Biểu đồ 3.1.2.10. Chỉ số Bhagrava-WQI các lưu vực sông năm 2019

(Áp dụng đối với các vị trí chịu tác động của xâm nhập mặn)

Dựa trên các dữ liệu đánh giá CLN các lưu vực sông, chỉ số VEA-WQI và Bhagrava-WQI có thể phân loại CLN của hệ thống sông Thạch Hãn và Bến Hải như sau:

- Đối với lưu vực hệ thống sông Thạch Hãn: Đoạn từ trung tâm thị xã Quảng Trị (TH4) về phía hạ lưu, đoạn từ cầu trạm thuỷ văn Đông Hà (SH4QGQ2) về phía hạ lưu thuộc sông Hiếu CLN thường xuyên bị nhiễm mặn. Do đó, CLN tại lưu vực này chỉ phù hợp cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và giao thông thuỷ trong khoảng thời gian này. CLN được cải thiện đáng kể vào đợt quan trắc tháng 10, có thể cấp được cho mục đích tưới tiêu và các mục đích khác tương đương. Đoạn từ trung tâm thị xã Quảng Trị (TH4) đến đập Trấm (H12) đến khu vực xã A Bung trên sông Đakrông (TH1-1), đoạn từ cầu Đuồi (SH2) về phía thượng nguồn sông Hiếu CLN có thể sử dụng được cho mục đích tưới tiêu, sinh hoạt và các mục đích tương đương khác.

Hình 3.1.2.2. Xâm nhập mặn trong hệ thống sông Thạch Hãn giai đoạn 2015 - 2019

- Đối với lưu vực sông Bến Hải: Đoạn cách cầu Hiền Lương 2km phía thượng lưu (BH3) cho đến hạ nguồn sông Bến Hải và đoạn cách điểm giao nhau giữa sông Sa Lung và Bến Hải 2km về thượng lưu (SL3) cho đến hạ lưu sông Bến Hải thường xuyên bị nhiễm mặn. Do đó, CLN tại các khu vực này chỉ đảm bảo cấp cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và giao thông thuỷ. Đối với lưu vực sông Cánh Hòm và đoạn từ thị trấn Bến Quan (SL1) đến đập ngăn mặn sông Sa Lung CLN đảm bảo cấp được cho mục đích tưới tiêu đối với các tháng quan trắc.

Hình 3.1.2.3. Xâm nhập mặn trong hệ thống sông Bến Hải giai đoạn 2015 - 2019

Kết quả tính toán chỉ số CLN theo Bhagrava-WQI giai đoạn 2015 - 2019 đối với các vị trí quan trắc chịu ảnh hưởng bởi XNM cũng cho thấy: CLN tại các vị trí này có sự biến động rất lớn giữa các đợt quan trắc trong năm, đạt giá trị cao nhất vào tháng 10 và thấp nhất vào tháng 5, tháng 8, chỉ số này giảm đáng kể vào năm 2018 và 2019 do hiện tượng xâm nhập mặn kéo dài. Tại hai cửa sông Bến Hải (BH5) và Cửa Việt (TH7) thường xuyên có chỉ số Bhagrava-WQI = 0 tại tất cả các thời điểm quan trắc. Ngoài ra, các vị trí thuộc hạ lưu hai hệ thống sông Thạch Hãn và Bến Hải thường xuyên có chỉ số CLN rất thấp do chịu ảnh hưởng từ XNM đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 8.

Từ các đánh giá chất lượng nước trên về chất lượng nước sông, cùng với dữ liệu quan trắc XNM tại các hệ thống sông có phân loại chất lượng nước sông trên địa bản Tỉnh theo từng khu vực cụ thể như sau:

Bảng 3.1.2.6. Phân loại CLN sông theo mục đích sử dụng

Lưu vực sông

Đoạn sông

Chất lượng nước,

mục đích sử dụng

Thông số cần theo dõi

Sông Thạch Hãn

Chân đập trấm về phía thượng nguồn.

Cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu.

TSS, tổng Fe, E.coli

Chân đập Trấm đến Trung tâm TX. Quảng Trị.

Cấp tưới tiêu chủ yếu tầng mặt, cần theo dõi độ mặn khi lấy nước vào thời điểm từ cuối tháng 3 đến tháng 8.

Độ mặn, E.coli

Đoạn từ cầu An Mô đến Cầu Đại Lộc.

Nước bị nhiễm mặn từ chủ yếu tháng 4 đến tháng 7.

Độ mặn, E.coli

Đoạn từ cầu Đại Lộc đến Hạ nguồn sông Thạch Hãn.

Nước bị nhiễm mặn từ tháng 3 đến tháng 8, độ mặn thường xuyên < 10‰, không đảm bảo nuôi thuỷ sản nước lợ.

Độ mặn, E.coli

Sông Hiếu

Đoạn từ trạm thủy văn Đầu Mầu về phía thượng lưu.

Có thể sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu.

TSS, tổng Fe, E.coli

Đoạn từ trạm thủy văn Đầu Mầu đến cầu Đuồi.

Cấp nước cho mục đích tưới tiêu.

TSS, Fe, E.coli

Đoạn từ cầu Đuồi đến cầu Treo.

Chỉ sử dụng được cho nước tưới tiêu tầng mặt đoạn gần cầu Đuồi, đoạn khu vực cầu Treo CLN dễ bị nhiễm mặn từ tháng 6 - tháng 8.

TSS, Fe, Độ mặn, E.coli

Đoạn từ cầu Treo về phía hạ lưu sông Hiếu.

Nước bị nhiễm mặn chủ yếu tháng 3 đến tháng 8, không sử dụng được cho mục đích tưới tiêu và sinh hoạt.

Độ mặn, E.coli

Sông Vĩnh Phước

Đoạn trạm bơm sông Vĩnh Phước về phía hạ lưu.

Phù hợp cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

TSS, E.coli

Đoạn hạ lưu trạm bơm cấp nước về chân đập ngăn mặn.

Phù hợp cho mục đích cấp nước tưới tiêu.

TSS, Fe, E.coli

Đoạn hạ lưu đập ngăn mặn.

Nước bị nhiễm mặn không sử dụng được cho mục đích tưới tiêu

TSS, Fe, Độ mặn, E.coli

Sông Vĩnh Định

Lưu vực sông Vịnh Định.

Cấp cho mục đích tưới tiêu, không cấp được cho mục đích sinh hoạt.

pH, NH4-N, TSS, Fe, E.coli

Sông Nhùng

Lưu vực sông Nhùng.

Cấp cho mục đích tưới tiêu, không cấp được cho mục đích sinh hoạt.

pH, TSS, Fe, E.coli, NH4-N, PO4-P

Sông Ô Lâu

Đoạn cách cầu Mỹ Chánh 3km về phía thượng lưu.

Có thể cấp được cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu nhưng phải qua biện pháp xử lý thích hợp.

pH, TSS, Fe, NH4-N, E.coli

Khu vực trạm thủy văn xã Hải Tân.

Phù hợp cấp cho mục đích tưới tiêu.

pH, TSS, Fe, E.coli

Đoạn qua khu vực xã hải Hòa.

Có thể cấp được cho mục đích sinh hoạt nhưng phải qua biện pháp xử lý thích hợp.

pH, TSS, Fe, E.coli

Sông Bến Hải

Đoạn từ trạm thủy văn Gia Vòng về phía thượng nguồn.

Cấp được cho mục đích tưới tiêu, sinh hoạt.

TSS, Fe, E.coli

Đoạn từ trạm thủy văn Gia Vòng đến gần khu vực cầu Tiên An.

Cấp cho mục đích tưới tiêu.

TSS, Fe, độ mặn, E.coli

Đoạn từ cầu Tiên An về phía hạ lưu sông Bến Hải.

Phù hợp cho mục đích nuôi trồng thủy sản nước lợ.

TSS, Fe, độ mặn, Ecoli

Sông Sa Lung

Thượng lưu đoạn gần thị trấn Bến Quan.

Cấp được cho mục đích sinh hoạt, tưới tiêu.

TSS, E.coli

Đoạn từ thị trấn Bến Quan đến chân đập ngăn mặn

Cấp được cho mục đích tưới tiêu.

TSS, Fe, E.coli

Đoạn từ chân đập ngăn mặn về phía hạ lưu.

Phù hợp cho mục đích nuôi trồng thủy sản nước lợ.

TSS, Fe, Độ mặn, E.coli

Sông Cánh Hòm

Lưu vực sông Cánh Hòm.

Phù hợp cho mục đích tưới tiêu, không cấp được cho mục đích sinh hoạt.

TSS, Fe, NH4-N, E.coli

Sông Sê Pôn, sông Sê Păng Hiêng, sông Rào Quán

Lưu vực sông Sê Pôn, lưu vực sông Sê Păng Hiêng, Khu vực cách điểm giao nhau với sông Đakrông 1km về phía thượng lưu.

Có thể cấp được cho mục đích hoạt nhưng phải qua biện pháp xử lý thích hợp.

TSS, Fe, E.coli

b. Đối với môi trường nước hồ

Thực hiện quan trắc tại 10 vị trí/10 hồ phân bố trên địa bàn toàn tỉnh: Trằm Trà Lộc, hồ Khe Chè, hồ Tích Tường, hồ Đại An, hồ Nam Hào, hồ Trung Chỉ, hồ Khe Mây, Bàu Thủy Ứ, hồ Khe Sanh hồ Lao Bảo.

Hình 3.1.2.4. Sơ đồ vị trí quan trắc môi trường nước hồ

Trong giai đoạn 2015 - 2019, CLN hồ ở tỉnh Quảng Trị tương đối ổn định, phần lớn các thông số đều nằm trong giới hạn cột B1 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, đảm bảo cung cấp cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng và khô hạn kéo dài làm cho trữ lượng nước tại một số hồ về mức thấp, không cung cấp đủ nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và không thể phát huy hết mức tối đa vai trò điều hòa vi khí hậu. Một số hồ tại khu vực nội đô như hồ Khe Chè, hồ Đại An, hồ Nam Hào, hồ Lao Bảo, hồ Khe Sanh có nguy cơ phú dưỡng do hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ và Amoni cao gây tác động bất lợi đến CLN và HST môi trường nước hồ.

Hiện trạng và diễn biến của các thông số quan trắc môi trường nước hồ, cụ thể như sau:

Thông số DO

Hàm lượng DO trung bình trong nước các hồ giai đoạn 2015 - 2019 tại các vị trí quan trắc dao động từ 5,6 - 6,6 mg/L, đều nằm trong giới hạn A1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Riêng hồ Đại An và hồ Lao Bảo có hàm lượng DO trung bình nằm trong giới hạn A2.

Khung 3.1.2.8. Diễn biến hàm lượng DO trung bình trong nước các hồ

so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 - 2014, hàm lượng DO trung bình trong nước các hồ giai đoạn 2015 - 2019 tương đối ổn định (hàm lượng DO trung bình trong nước các hồ giai đoạn 2010 - 2014 dao động từ 5,5 - 7,5 mg/L [17]).

Biểu đồ 3.1.2.11. Hàm lượng DO trung bình trong nước hồ giai đoạn 2015 -2019

Thông số COD

Hàm lượng COD trung bình trong nước các hồ giai đoạn 2015 - 2019 tại các vị trí quan trắc dao động tương từ 4 - 22 mg/L, đều nằm trong giới hạn A1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Năm 2019, hồ Khe Chè và hồ Lao Bảo có hàm lượng COD trung bình nằm trong giới hạn B1, chất lượng nước tại thời điểm này chỉ đáp ứng được cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi.

Khung 3.1.2.9. Diễn biến hàm lượng COD trung bình trong nước các hồ

so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 - 2014, hàm lượng COD trung bình trong nước các hồ trong giai đoạn 2015 - 2019 có xu hướng tăng (hàm lượng COD trung bình trong nước các hồ giai đoạn 2010 - 2014 dao động từ 1,9 - 10,2 mg/L [17]).

Biểu đồ 3.1.2.12. Hàm lượng COD trung bình trong nước hồ giai đoạn 2015 - 2019

Thông số BOD5

Hàm lượng BOD5 trung bình trong nước các hồ giai đoạn 2015 - 2019 dao động từ 2 - 5 mg/L, đều nằm trong giới hạn A1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Riêng hồ Khe Chè năm 2019 có hàm lượng BOD5 vượt giới hạn A1 nhưng vẫn nằm trong giới hạn A2.

Khung 3.1.2.9. Diễn biến hàm lượng BOD5 trung bình trong nước các hồ

so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 - 2014, hàm lượng BOD5 trung bình trong nước các hồ trong giai đoạn 2015 - 2019 tương đối ổn định (hàm lượng BOD5 trung bình trong nước các hồ giai đoạn 2010 - 2014 dao động từ 1,2 - 5,6 mg/L [17]).

Biểu đồ 3.1.2.13. Hàm lượng BOD5 trung bình trong nước hồ giai đoạn 2015 - 2019

Hàm lượng NH4-N trung bình trong nước các hồ giai đoạn 2015 - 2019 dao động từ 0,04 - 1,16 mg/L. Hàm lượng NH4-N trung bình tại các hồ Nam Hào, hồ Khe Sanh (2018); Hồ Khe Mây, hồ Đại An (2019) vượt giới hạn A1, A2; Đặc biệt, hồ Đại An (2018) có hàm lượng NH4-N vượt giới hạn B1, B2. Nguyên nhân là do các hồ này chủ yếu nằm tại các khu vực nội đô, tiếp nhận trực tiếp lượng nước thải sinh hoạt và dịch vụ không qua xử lý với lượng thải gia tăng qua từng năm, kết hợp với khả năng tự làm sạch của các hồ kém, nên hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ tại các hồ gia tăng, làm giảm hàm lượng DO và gây tác động bất lợi đến các HST trong hồ. 

Khung 3.1.2.10. Diễn biến hàm lượng NH4-N trung bình trong nước các hồ

so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 - 2014, hàm lượng NH4-N trung bình trong nước các hồ trong giai đoạn 2015 - 2019 có xu hướng gia tăng (hàm lượng NH4-N trung bình trong nước các hồ giai đoạn 2010 - 2014 dao động từ 0,05 - 0,49 mg/L [17].)

Biểu đồ 3.1.2.14. Hàm lượng NH4-N trung bình trong nước hồ giai đoạn 2015 - 2019

Thông số NO3-N

Hàm lượng NO3-N trung bình trong nước các hồ giai đoạn 2015 - 2019 dao động từ 0,05 - 1,34 mg/L, đều nằm trong giới hạn A1 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Chất lượng nước tại thời điểm này đáp ứng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường), bảo tồn động thực vật thủy sinh và các mục đích thấp hơn.

Khung 3.1.2.11. Diễn biến hàm lượng NO3-N trung bình trong nước các hồ

so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 - 2014, hàm lượng NO3-N trung bình trong nước các hồ trong giai đoạn 2015 - 2019 có xu hướng giảm (hàm lượng NO3-N trung bình trong nước các hồ giai đoạn 2010 - 2014 dao động từ 0,11 - 2,04 mg/L [17]).

Biểu đồ 3.1.2.15. Hàm lượng NO3-N trung bình trong nước hồ giai đoạn 2015 - 2019

Thông số PO4-P

Hàm lượng PO4-P trung bình trong nước các hồ giai đoạn 2015 - 2019 dao động từ 0,03 - 0,10 mg/L, hầu hết đều nằm trong giới hạn A1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Riêng Trằm Trà Lộc năm 2015 có hàm lượng PO4-P nằm trong giới hạn A2. Khi hàm lượng PO4-P trong nguồn nước > 0,01 mg/L, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây phú dưỡng, đặc biệt là các nguồn nước chảy chậm hoặc không được trao đổi nước như các hồ [35].

Khung 3.1.2.12. Diễn biến hàm lượng PO4-P trung bình trong nước các hồ

so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 - 2014, hàm lượng PO4-P trung bình trong nước các hồ trong giai đoạn 2015 - 2019 tương đối ổn định (hàm lượng PO4-P trung bình trong nước các hồ giai đoạn 2010 - 2014 dao động từ 0,02 - 0,59 mg/L [17]).

Biểu đồ 3.1.2.16. Hàm lượng PO4-P trung bình trong nước hồ giai đoạn 2015 - 2019

Thực tế ghi nhận vào mùa khô kiệt, bằng cảm quan có thể thấy màu xanh rêu do tảo phát triển mạnh ở nhiều hồ, đặc biệt là các hồ trong khu vực đô thị. Các loại nước thải từ các nguồn điểm (nước thải sinh hoạt và dịch vụ, nước thải công nghiệp) và từ các nguồn không điểm (nước chảy tràn qua cánh đồng canh tác nông nghiệp, trang trại chăn nuôi, khu dân cư) là những nguồn không chỉ gây ô nhiễm các chất hữu cơ, mà còn gây ô nhiễm các chất dinh dưỡng (các hợp chất của N và P) trong nước mặt lục địa. Các chất tẩy rửa (chứa nhiều P) trong nước thải sinh hoạt và dịch vụ, cùng với các loại phân bón (phân đạm hay phân N, phân lân hay phân P) dễ tan được sử dụng trong nông nghiệp và NTTS được xem là những tác nhân tiềm tàng gây phú dưỡng các nguồn nước mặt lục địa và nước biển ven bờ. Vì vậy, việc kiểm soát ô nhiễm các nguồn nước mặt bởi các chất dinh dưỡng là một trong những nhiệm vụ cần được quan tâm trong giai đoạn tới.

Thông số Tổng Coliform

Tổng Coliform trong nước các hồ giai đoạn 2015 - 2019 dao động từ 19 - 2.900 MPN/100 ml, hầu hết đều nằm trong giới hạn A1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, riêng tại hồ Trung Chỉ vào năm 2018 nằm trong giới hạn A2.

Khung 3.1.2.13. Diễn biến mật độ Coliform trung bình trong nước các hồ

so sánh với giai đoạn 2010 - 2014

So với giai đoạn 2010 - 2014, mật độ Coliform trong nước các hồ trong giai đoạn 2015 - 2019 có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, tại hầu hết các vị trí đều nằm trong giới hạn A1 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT [17].

Biểu đồ 3.1.2.17. Tổng Coliform trong nước hồ giai đoạn 2015 - 2019

c. Các vấn đề môi trường nước mặt lục địa nổi cộm tại địa phương

Từ kết quả đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt lục địa được trình bày ở trên, thì trong giai đoạn 2015-2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị các vấn đề môi trường nước mặt lục địa nổi cộm không xảy ra. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KT-XH đã tác động không nhỏ đến môi trường nước, từ đó gây ra các vấn đề lo lắng về môi trường và ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân như:

- Đối với nước sông: Giai đoạn 2015 - 2019 đã xảy ra các hiện tượng cá chết trên các lưu vực sông một cách bất thường và tuần suất được lặp đi lặp lại nhiều lần gây hoang mang cho người dân trong khu vực, đó là:

+ Sự cố cá chết trên sông Sa Lung: Là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt dân cư, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các cơ sở sản xuất kinh doanh như: Doanh nghiệp tư nhân Trần Dương, Công ty TNHH Đức Hiền, nhà máy giấy Bắc Trung Bộ, Nhà máy cao su Bến Hải. Năm 2016 và 2018 xác nhận nguyên nhân cá chết xảy ra khi đập ngăn mặn sông Sa Lung xả đập, dòng nước chảy mạnh; Năm 2019 cá chết xảy ra khi đập không xả, nước màu vàng nhạt, màu bạc, tốc độ dòng chảy trung bình; Năm 2020 cá chết xảy ra khi đập không xả đập, nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng nước thải của nhà máy sản xuất như giấy, cao su và các cơ sở chăn nuôi lợn trong khu vực đã xả thải ra sông Sa Lung.

Người dân vớt được khá nhiều con cá lớn trên sông Sa Lung vào trưa 6.9. /// ẢNH: NGUYỄN PHÚC

Hình 3.1.2.5. Cá chết tại sông Sa Lung

+ Hiện tượng khô hạn tại các lưu vực sông: Các sông ngòi hiện nay mực nước đã cạn kiệt như sông Cánh Hòm tại đập ngăn mặn Xuân Hòa - 1,12 m; Đập ngăn mặn Mai Xá - 0,6 m (thấp nhất trong 10 năm trở lại đây); Sông Vĩnh Phước tại đập ngăn mặn Vĩnh Phước - 1,37 m. Hói Sòng, Bến Lội (Trúc Kinh), kênh tiêu Tân Bích (Kinh Môn), kênh tiêu Vĩnh Sơn (La Ngà) không còn nước. Đáng quan tâm nhất là tại sông Vĩnh Phước, nơi tiếp nhận nước thải của KCN Nam Đông Hà đổ ra khe Mụ Lén thải vào lưu vực sông Vĩnh Phước gây tác động trực tiếp đến CLN khu vực này, vào những tháng mùa khô, thời tiết nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít, nước sông Vĩnh Phước khô kiệt không đáp ứng được cho mục đích sinh hoạt của người dân thành phố Đông Hà. Để khắc phục tình trạng thiếu nước, UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo bổ sung 30.000 m3/ngày từ nguồn nước hồ Ái Tử xuống sông Vĩnh Phước để Nhà máy nước Tân Lương hoạt động. Tuy nhiên, vị trí xả nước hồ Ái Tử nằm về phía hạ lưu khoảng 1km so với nguồn xả thải của KCN Nam Đông Hà ra sông Vĩnh Phước dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và sức khoẻ người dân.

2_ijdf.jpg

Hình 3.1.2.6. Nước thải KCN Nam Đông Hà và Sông Vĩnh Phước trơ đáy

- Đối với nước hồ: Giai đoạn 2015-2019 đã xảy ra các hiện tượng cá chết tại các hồ ở khu vực nội đô như hồ Khe Chè, hồ Đại An nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt của khu dân cư và cá chết tại khu vực Bàu Bàng, kênh mương Hà Thanh tại Gio Quang nơi tiếp nhận nguồn nước thải từ KCN Quán Ngang.

+ Hồ Khe Chè: Là nơi tiếp nhận nước thải đô thị, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp (các nhà máy sản xuất có phát sinh nước thải trong cụm công nghiệp Diên Sanh), nước mưa chảy tràn xung quanh khu vực. Xảy ra hiện tượng cá chết vào năm 2017 và 2019. Nguyên nhân là do hàm lượng COD cao đột biến, vượt 2,7 lần giới hạn B1 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT [16].

+ Hồ Đại An: Là hồ nội thị, với vai trò điều hòa nước mặt của thành phố Đông Hà, tiếp nhận một phần nước thải đô thị trong lưu vực đổ vào hồ, nước mưa chảy tràn xung quanh khu vực. Xảy ra sự cố cá chết tại hồ Đại An vào năm 2019. Nguyên nhân là do hàm lượng DO quan trắc được từ ngày 07-12/11/2019 thấp hơn nhiều so với giới hạn của Quy chuẩn (theo Báo cáo số 3730/BC - STNMT ngày 15/11/2019 về việc cá chết ở hồ Đại An, thành phố Đông Hà), hàm lượng DO dao động 1,6 - 5,5 mg/l. Đặc biệt, các chất gây ô nhiễm NH4-N và NO2-N có trong nước thải đã tiêu thụ nhiều ôxy hòa tan của nước hồ dẫn đến việc sụt giảm hàm lượng DO gây ra sự cố cá chết vào ngày 07/11 [16].

+ Tại khu vực Bàu Bàng, kênh mương Hà Thanh: Từ tháng 7/2016 đến nay đã nhiều lần xảy ra hiện tượng cá chết bất thường (rô phi, cá tràu, Đối với KCN Quán Ngang, lươn,…) tại các khu vực lân cận KCN Quán Ngang vào thời điểm mưa lớn, gây ảnh hưởng đến đời sống và tâm lý bất an do người dân [16]. 

Hình 3.1.2.7. Cá chết trên kênh mương thôn Hà Thanh và khu vực Bàu Bàng

+ Hiện tượng khô hạn tại các hồ: Trong giai đoạn 2015 - 2019, lượng mưa hàng năm thấp, nhiệt độ trung bình năm cao, thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho các hồ đập trên địa bàn cạn kiệt. Tính đến thời điểm 30/7/2020 tổng lượng nước còn lại ở các hồ đập là 25,76% so với tổng dung tích thiết kế, một số hồ thấp như: Hồ La Ngà 16,41%; Hồ Bảo Đài 15,59%; Hồ Nghĩa Hy 26,84%; Hồ Kinh Môn 26,10%; Hồ Trúc Kinh 28,52%; Hồ Hà Thượng 33,02%; Hồ Ái Tử 28,10% [14].

quangtri-1600772117672.jpg

Hình 3.1.2.8. Hồ Trung Chỉ và hồ Đá Mài cạn kiệt vào tháng 8 năm 2019

Các tin khác