Hiện trạng sử dụng đất

9:17, Thứ Ba, 1-12-2020

5.1.1. Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 5.1.1.1. Diện tích đất theo mục đích sử dụng tỉnh Quảng Trị từ năm 2015 - 2019

TT

Mục đích sử dụng

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện

tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1

Đất nông nghiệp

387.202

81,73

387.908

81,88

388.042

81,91

388.353

81,98

406.977

86.57

2

Đất phi

nông nghiệp

40.463

8,54

40.545

8,56

40.886

8,63

41.306

8,72

42.868

9.12

3

Đất chưa sử dụng

46.079

9,73

45.291

9,56

44.816

9,46

44.085

9,31

20.280

4.31

Nguồn: [31].

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Quảng Trị là 473.744 ha, được phân thành 3 loại đất chính như sau:

a. Đất nông nghiệp

Nhóm đất nông nghiệp có diện tích 388.353 ha, bao gồm các loại: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.

Bảng 5.1.1.2. Diện tích nhóm đất nông nghiệp theo mục địch sử dụng năm 2019

TT

Nhóm đất

Tổng diện tích (ha)

Tỷ lệ %/tổng diện tích đất nông nghiệp

Tỷ lệ %/tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh

1

Đất sản xuất nông nghiệp

121.807

31,37

25,71

2

Đất lâm nghiệp

263.450

67,84

55,61

3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

2.943

0,76

0,62

4

Đất làm muối

11

Không đáng kể

Không đáng kể

5

Đất nông nghiệp khác

143

0,04

-

Nguồn: [31].

b. Đất phi nông nghiệp

Nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích 41.306 ha, chiếm 8,72% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm: Đất ở, đất chuyên dùng, đất cơ sở tôn giáo, đất cơ sở tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối; Đất có mặt nước chuyên dùng và đất phi nông nghiệp khác.

Bảng 5.1.1.3. Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp theo mục đích sử dụng năm 2019

TT

Nhóm đất

Tổng diện tích (ha)

Tỷ lệ %/tổng diện tích đất phi nông nghiệp

Tỷ lệ %/tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh

1

Đất ở

4.356

10,55

0,92

2

Đất chuyên dùng

18.478

44,73

3,90

3

Đất cơ sở tôn giáo

87

0,21

0,02

4

Đất cơ sở tín ngưỡng

381

0,92

0,08

5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hoả táng

4.822

11,67

1,02

6

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

9.524

23,06

2,01

7

Đất có mặt nước chuyên dùng

3.650

8,84

0,77

8

Đất phi nông nghiệp khác

08

0,02

Không đáng kể

Nguồn: [31].

c. Đất chưa sử dụng

 Nhóm đất chưa sử dụng có diện tích 44.085 ha, chiếm 9,30% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm: Đất bằng chưa sử dụng; Đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây.

Bảng 5.1.1.4. Diện tích nhóm đất chưa sử dụng năm 2019

TT

Nhóm đất

Tổng diện tích (ha)

Tỷ lệ %/tổng diện tích đất chưa sử dụng

Tỷ lệ %/tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh

1

Đất bằng chưa sử dụng

6.733

15,27

1,42

2

Đất đồi núi chưa sử dụng

36.936

83,78

7,80

3

Núi đá không có rừng cây

416

0,95

0,09

Biểu đồ 5.1.1.1. Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng giai đoạn 2015 - 2019

5.1.2. Các vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất và sức ép lên môi trường

a. Tình hình biến động của các nhóm đất chính trong giai đoạn 2015 - 2019

Trong giai đoạn 2015 - 2019, diện tích các nhóm đất có sự biến động như sau: Diện tích đất nông nghiệp biến động tăng là 19.774 ha Diện tích đất phi nông nghiệp biến động tăng là 843 ha. Diện tích đất chưa sử dụng biến động giảm là 25.798 ha.

Bảng 5.1.2.1. Biến động diện tích của các nhóm đất trong giai đoạn 2015 - 2019

TT

Giai đoạn

Nhóm đất

2015 - 2016

2016 - 2017

2017 - 2018

2018 - 2019

1

Đất nông nghiệp

+ 706 (ha)

+ 134 (ha)

+ 310 (ha)

+ 18.624 (ha)

2

Đất phi nông nghiệp

+ 82 (ha)

+ 341 (ha)

+ 420 (ha)

+ 1.562 (ha)

3

Đất chưa sử dụng

- 788 (ha)

- 475 (ha)

- 731 (ha)

- 23.805 (ha)

So với giai đoạn 2010 - 2014, diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng giai đoạn 2015 - 2019 có sự biến động như sau:

Bảng 5.1.2.2. Biến động diện tích của các nhóm đất trong giai đoạn 2010 - 2014 và 2015 - 2019

TT

Loại đất

Diện tích thống kê năm 2014 (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích thống kê năm 2019 (ha)

Cơ cấu (%)

1

Đất nông nghiệp

387.289

81,75

406.977

86,57

2

Đất phi nông nghiệp

40.355

8,52

42.868

9,12

3

Đất chưa sử dụng

46.099

9,33

20.280

4,31

Nguồn: [31].

So với số liệu thống kê đất đai năm 2014, tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2019 tăng 19.688 ha, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 2.513 ha, diện tích đất chưa sử dụng giảm 25.819 ha.

b. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và sức ép lên môi trường

Trong 5 năm qua, diện tích đất phân theo mục đích sử dụng có sự biến động do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, có nguy cơ làm gia tăng các sức ép lên các thành phần môi trường

- Đất nông nghiệp: Trong giai đoạn 2015 - 2019 diện tích đất nông nghiệp tăng 19.774 ha, chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản.

+ Đất sản xuất nông nghiệp: Hoạt động sử dụng TBVTV trong canh tác nông nghiệp gia tăng các nguy cơ tích tụ TBVTV trong nông sản, trong đất, rửa trôi vào môi trường nước. TBVTV sau khi được sử dụng, một phần sẽ bị bay hơi, quang hóa, một phần cây sẽ hấp thụ và phân giải, chuyển hóa và một phần sẽ ngấm, tích tụ trong môi trường đất cùng với các khoáng chất khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật làm cho đất trở nên bạc màu, mất dinh dưỡng, giảm năng suất.

+ Đất lâm nghiệp: Trong giai đoạn 2015 - 2019, tổng diện tích rừng bị cháy ở Quảng Trị là 88,98 ha. Hoạt động khai thác trái phép và nạn phá rừng vẫn diễn ra, đã tịch thu 350,797 m3 gỗ quy tròn các loại và 32,7 ster gỗ sung quỹ Nhà nước [22]. Cháy rừng, phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng là một trong những nguyên nhân làm cho tính ĐDSH bị suy giảm nghiêm trọng do giảm diện tích sinh cảnh tự nhiên, chia cắt các hệ sinh thái, suy giảm môi trường sống của nhiều loài động, thực vật hoang dã, ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng của HST.

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: Trong giai đoạn 2015 - 2019, diện tích nuôi trồng thủy sản gia tăng qua từng năm, đạt 3.469,6 ha vào năm 2019 [5]. Hoạt động nuôi tôm, cá tự phát ở một số khu vực ven biển chưa được kiểm soát chặt chẽ, nước thải phát sinh phần lớn chưa được xử lý đúng quy trình xả trực tiếp ra môi trường tiếp nhận tiềm ẩn các nguy cơ gây ra dịch bệnh, làm giảm năng suất nuôi trồng, gây ô nhiễm nguồn nước, tác động đến HST thủy vực.

- Đất phi nông nghiệp: Trong giai đoạn 2015 - 2019 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 2.405  ha, chủ yếu là đất ở, đất chuyên dùng.

Trong giai đoạn 2015 - 2019, tốc độ đô thị hóa ngày một tăng, người dân có xu hướng tập trung tìm kiếm công việc tại các đô thị cao tạo nên sức ép về quỹ đất phục vụ cho hoạt động phát triển các khu đô thị, KCN/CCN, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, nhu cầu nhà ở. Bên cạnh những lợi ích về KT-XH, việc đô thị hóa nhanh đã tạo nên các sức ép lên môi trường tiếp nhận, do gia tăng phát sinh các chất thải (khí thải, nước thải và chất thải rắn) và gia tăng khai thác tài nguyên, tác động bất lợi đến các HST trên địa bàn tỉnh.

5.1.3. Đánh giá về công tác cải tạo, phục hồi đất tỉnh Quảng Trị

5.1.3.1. Công tác cải tạo, phục hồi đất do hóa chất BVTV tồn lưu

a. Hiện trạng

Giai đoạn từ năm 2010 - 2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã và đang còn tồn tại các điểm/kho hóa chất BVTV còn tồn lưu, với tổng số điểm được điều tra, đánh giá và thông kê đến thời điểm hiện tại là 59 điểm/kho tồn lưu. Theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước, tỉnh Quảng Trị có 07 điểm ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu gồm: Điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại Nông trường Quyết Thắng; Điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại Nông trường Bến Hải (thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh); Điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại kho thuốc HTX Thủy Tây; Điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại Trung tâm y tế dự phòng (phường Đông Lương, TP. Đông Hà); Điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại xã Trung Hải, huyện Gio Linh; Điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông; Điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại Nông trường Tân Lâm, huyện Cam Lộ. Ngoài ra, theo Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh, có 52 điểm ô nhiễm thuốc BVTV quá hạn, cấm sử dụng nằm rãi rác trên địa bàn toàn tỉnh.

Đặc biệt, là các khu vực được đánh giá khả năng còn lưu chứa các chất độc hóa học trong chiến tranh (chất độc da cam) tại các khu vực Ba Lòng, Hải Phúc, Triệu Nguyên của huyện Đakrông; và các xã huyện Hướng hóa,…

b. Công tác cải tạo và phục hồi

Thực hiện Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trong giai đoạn 2010 - 2014 đã xử lý hoàn thiện 02 điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại HTX Thủy Tây và Trung tâm Y tế dự phòng. Cô lập tạm thời 03 điểm tại xã Trung Hải, Nông trường Quyết Thắng và tại xã Ba Lòng.

Giai đoạn 2015 - 2019: Xử lý hoàn thiện 05 điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại  Nông trường Quyết Thắng (thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh); Nông trường Bến Hải (thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh); xã Trung Hải, huyện Gio Linh; tại thôn Văn Vận, xã Ba Lòng, huyện Đakrông và tại Nông trường Tân Lâm, huyện Cam Lộ.

Năm 2017, trên cơ sở Trung ương hỗ trợ theo Công văn số 5953/BTNMT- KH ngày 16/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tổng kinh phí là 36,0 tỷ đồng để triển khai xử lý tại 33 điểm ô nhiễm nghiêm trọng do hóa chất BVTV còn tồn lưu. Do nguồn vốn bố trí chưa đủ nên hiện nay, UBND tỉnh Quảng Trị đã triển khai và hoàn thiện xử lý tại 18 điểm tồn lưu hóa chất BVTV. Hiện nay, còn lại 34 điểm chưa được xử lý, UBND tỉnh đã làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường để đề xuất kinh phí sự nghiệp môi trường từ ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 để xử lý.

5.1.3.2. Công tác cải tạo, phục hồi môi trường đất mặn hóa, chua phèn, bạc màu.

a. Hiện trạng

Hiện trạng đất bị mặn hoá, chua phèn và feralit hoá kết đá ong ở Quảng Trị như sau.

- Đất mặn nhiều (Mn): Loại đất này có diện tích 213 ha, chiếm 0,26% diện tích đất bằng và chiếm 0,04% diện tích tự nhiên; phân bố tập trung gần khu vực Cửa Tùng.

- Đất mặn trung bình (M): Đất này có diện tích 83 ha, chiếm 0,10% diện tích đất bằng và chiếm 0,02% diện tích tự nhiên; phân bố tập trung chủ yếu ở xã Gio Mai, huyện Gio Linh.

- Đất mặn ít: Loại đất này có diện tích 1.134 ha, chiếm 1,41% diện tích đất bằng và chiếm 0,24% diện tích tự nhiên; phân bố ở huyện Triệu Phong, Gio Linh và Vĩnh Linh.

- Đất phèn - Sj (Sali Orthi Thionic Fluvisols - FLt-o-s): Loại đất phèn hoạt động mặn trung bình và ít, phân bố ở 2 cửa sông Thạch Hãn - Cửa Việt và Bến Hải - Cửa Tùng với diện tích 418 ha (trong đó huyện Gio Linh có 338 ha, huyện Triệu Phong có 80 ha), chiếm 0,52% diện tích đất bằng và chiếm 0,09% diện tích tự nhiên.

- Đất bạc màu ở tỉnh (diện tích 467 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên) hình thành do quá trình xói mòn, rửa trôi bề mặt. Kết quả nghiên cứu tính chất cơ lý của đất cho thấy: đất bị bạc màu nhẹ, đất chua và nghèo các chất dinh dưỡng, thậm chí đất khô và rất cứng, độ ẩm đất rất thấp (khoảng 7,4%) và thảm thực vật chỉ là cỏ dại. Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 4018 ha, chiếm 0,89% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và phân bố tập trung chủ yếu ở thành phố Đông Hà, các huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Cam Lộ.

b. Công tác cải tạo, phục hồi

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và Thông tư số 35/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc điều tra, đánh giá đất đai. UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch số 2181/KH-UBND ngày 16/6/2015 về việc thực hiện Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thái hóa đất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đến ngày 18/01/2016, UBND tỉnh đã có Quyết định số 112/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án tổng thể “Điều tra, đánh giá đất đai tỉnh Quảng Trị” và Quyết định số 3161/QĐ-UBND ngày 16/11/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án chi tiết và dự toán Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần đầu; điều tra, đánh giá thái hóa đất lần đầu tỉnh Quảng Trị. Trong đó, giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư, hiện nay dự án mới triển khai trên địa bàn huyện Cam Lộ.

Ngoài ra, thực hiện Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Từ năm 2017 đến nay thì huyện Gio Linh và Vĩnh Linh đã triển khai nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá phân tích chất lượng hóa, lý tính nhằm phân hạng thích nghi và đề xuất biện pháp cải thiện chất lượng vùng đất chuyên trồng lúa” trên địa bàn các xã: Gio Quang, Gio Mỹ, Trung Hải, Trung Sơn của huyện Gio Linh và xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh. Kết quả đã được các cơ quan, ban ngành và người dân trên địa bàn đánh giá rất cao, hỗ trợ tích cực trong quá trình sản xuất và trồng lúa làm cơ sở cho việc chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến khích người dân đầu tư thâm canh, thực hiện các biện pháp sản xuất hữu cơ để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, sử dụng quỹ đất trồng lúa bền vững, xây dựng nền nông nghiệp sạch, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, từng bước hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ và đồng bộ về chất lượng hóa, lý tính và giải pháp cải tạo đất chuyên lúa.

5.1.3.3. Công tác cải tạo, phục hồi môi trường đất bị ngập nước.

a. Hiện trạng

Theo điều tra vào thời điểm năm 2000, dọc sông Bến Hải, tại khu vực xa Vĩnh Giang có mảng rừng mập mặn với diện tích 6,4ha; Dọc sông Thạch Hãn, tại khu vực xã Triệu An có diện tích 4,3 ha và ở Triệu Phước có diện tích 8,4 ha. Những năm trở lại đây với sự nổ lực của chính quyền cũng như sự giúp đỡ của các tổ chức, diện tích rừng ngập mặn đã tăng lên đáng kế, góp phần phủ xanh diện tích đất ngập nước ven sông, hạn chế quá trình xói lở, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương có rừng ngập mặn.

b. Công tác cải tạo, phục hồi

Để ứng phó và khắc phục các hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện các dự án nhằm phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn. Dự án “Phục hồi và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn gắn liền với sinh kế bền vững tại khu vực hạ lưu sông Bến Hải, sông Thạch Hãn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu” do Chi cục Biển, Hải đảo và Khí tượng thủy văn làm chủ đầu tư đã tiến hành trồng khoảng 65 ha trong đó: tại huyện tại Gio Linh có khoảng 22 ha rừng ngập mặn tập trung chủ yếu ở 2 xã Trung Hải và Gio Mai. Huyện Triệu Phong có khoảng 40 ha rừng cây bần chua thuộc địa bàn 3 xã Triệu Độ, Triệu Phước, Triệu An.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nâng cấp và bảo vệ đê điều của Trung ương do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị chủ đầu tư đã triển khai trồng rừng ngập mặn tại xã Triệu Phước với 49 ha rừng bần. Sau gần 10 năm, khu rừng ngập mặn ở Triệu Phước đã phát triển xanh tốt, tạo thành vành đai bảo vệ tuyến đê biển dài 7 km, đặc biệt đã tạo ra được một vùng nuôi trồng thủy sản hiệu quả cao góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng Bắc Phước, Hà La xã Triệu Phước.

Ngoài ra, tại xã Gio Việt, huyện Gio Linh có mô hình bảo vệ gần 4,5 ha rừng ngập mặn lâu năm. Năm 2013, Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị đã thực hiện Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn với việc trồng gần 2,5 ha cây ngập mặn, góp phần phủ xanh diện tích đất ngập nước của địa phương.

5.1.3.4. Công tác cải tạo, phục hồi môi trường đất tại các bãi chứa rác không hợp vệ sinh:

a. Hiện trạng

Căn cứ Quyết định 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020; Quyết định 930/QĐ-UBND ngày 22/5/2009 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh; Quyết định 2540/QĐ-UBND ngày 07/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt bổ sung danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Theo đó, trong giai đoạn 2010 - 2020 trên địa bàn tỉnh đã có 07 bải rác nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bao gồm: Bải rác thị trấn Khe Sanh, Hải Lăng, Hồ Xá, Ái Tử, Cam Lộ, Gio Linh và huyện Đakrông phải đóng cửa bải rác củ và xây dựng mới nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường trong khu vực.

b. Công tác cải tạo, phục hồi

Đối với các khu vực bị ô nhiễm do các hoạt động công ích như chôn lấp và xử lý rác thải. Năm 2016, trên cơ sở Quyết định số 483/QĐ-UBND ngày 14/3/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị, công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Đông Hà đã tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đối với 48.514 m2 đất bãi chứa và xử lý rác thải cũ của thành phố Đông Hà sang trồng cây xanh để che chắn, tạo cảnh quan và cải tạo đất.

Tiếp tục triển khai giải pháp xử lý, cải tạo đất tại các bãi xử lý rác thải cũ, từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xử lý cải tạo 0,1ha thuộc địa bàn tiểu khu 1, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong; 2,5ha thuộc địa bàn khu phố 6, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh; 2,0 ha tại bãi rác cũ của thị trấn Hồ Xá tại xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh và 784,5m2 tại khóm Làng Cát, thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông.

Các tin khác