Quản lý chất thải rắn

9:26, Thứ Ba, 1-12-2020

7.2.1. Công tác phân loại và thu gom chất thải rắn

a. Phân loại thu gom và xử lý CTR đô thị

- CTR sinh hoạt:

Tại các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh đã thành lập các Trung tâm/Công ty/Hợp tác xã Môi trường đô thị thu gom, vận chuyển CTR tại các khu vực đô thị về bãi chôn lấp tập trung của từng địa phương. Công tác phân loại, thực hiện các hoạt động tái chế, tái sử dụng CTR đô thị khá phổ biến nhưng hoàn toàn tự phát ở các hộ gia đình hoặc các cơ sở thu mua phế liệu nhỏ lẻ gây khó khăn cho công tác quản lý và thống kê khối lượng CTR đô thị được tái chế, tái sử dụng. 

Đến năm 2019, có 08/10 huyện, thị, thành phố (các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Đakrông, Hướng Hóa, thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà) đã được đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh; huyện Đảo Cồn Cỏ đã được đầu tư lò đốt rác công suất 300 kg/h. Lượng CTR đô thị phát sinh trên địa bàn tỉnh được thu gom vào năm 2019 ước tính là 104.889 tấn, tương ứng với 94,08%. Trong đó Hải Lăng là huyện có tỷ lệ thu gom CTR đô thị cao nhất đạt 98,73%, Hướng Hóa và Triệu Phong là hai huyện có tỷ lệ thu gom CTR đô thị ít nhất đạt 90%, tiếp đến là huyện Cam Lộ đạt 92% [29].

Bảng 7.2.1.1. Lượng CTR đô thị phát sinh trên địa bàn năm 2019

TT

Năm

Lượng CTR được

thu gom (tấn)

Tỷ lệ thu gom(%)

1

Huyện Hải Lăng

6.725

98,73

2

Thị xã Quảng Trị

8.428

94

3

Huyện Triệu Phong

6.335

90

4

Thành phố Đông Hà

26.462

96

5

Huyện Gio Linh

13.870

95

6

Huyện Vĩnh Linh

17.376

96

7

Huyện Cam Lộ

8.090

92

8

Huyện Đakrông

924

95

9

Huyện Hướng Hóa

16.679

90

Tổng

104.889

94,08

Nguồn: [22].

Tuy nhiên, do nguồn lực hạn chế (tài chính, cơ sở vật chất và nhân lực) nên các bãi chôn lấp chất thải rắn tại các huyện như: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh mới đầu tư giai đoạn 1 nhằm xử lý lượng rác tồn đọng gây ÔNMT nghiêm trọng trên địa bàn các huyện và xử lý lượng rác phát sinh đến năm 2019 - 2020. Do đó, đến thời điểm hiện tại thì các bãi chôn lấp đã hết công suất và thời gian hoạt động nên tại các bãi chôn lấp các huyện đã chứa đầy, đây là một trong những nguy cơ gây ÔNMT nếu không được quan tâm đầu tư mở rộng trọng thời gian đến. Đáng quan tâm là huyện Vĩnh Linh chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh (đang trong quá trình đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách SNMT trung ương); bãi rác tồn đọng của huyện Hướng Hóa và thành phố Đông Hà đang được chính quyền và Công ty môi trường đô thị xử lý sơ bộ nên không đảm bảo được việc chôn lấp hợp vệ sinh. Trong đó, đối với bãi chôn lấp CTR của thành phố Đông Hà hiện nay hệ thống xử lý nước rỉ rác chưa được đầu tư đồng bộ nên dẫn đến nguy cơ tác động đến nguồn nước tiếp nhận, gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân.

- CTR nguy hại:

Hiện nay, CTR đô thị chưa được phân loại tại nguồn, nên lượng CTNH phát sinh tại các hộ gia đình đang bị trộn lẫn và đổ thải cùng CTR sinh hoạt. Vì vậy, không xác định được lượng CTNH đô thị phát sinh.

b. Phân loại và thu gom CTR công nghiệp

CTR công nghiệp thông thường và nguy hại trên địa bàn chủ yếu phát sinh từ 03 nhóm ngành chính:

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giao thông vận tải: Gồm các cơ sở sản xuất thép và cơ khí; Sửa chữa ôtô, xe máy; Sửa chữa tàu thuỷ; Gia công nhựa, phế liệu; Chế biến cao su, mủ cao su; Sản xuất giày, cao su lưu hoá, xăm lốp ôtô; Chế biến gỗ và sản xuất hàng mỹ nghệ; Các KKT/KCN/CCN. 

Ngành chế biến nông sản, thực phẩm và NTTS: Gồm các cơ sở chế biến tinh bột sắn, cà phê; Giết mổ gia súc, gia cầm và các cơ sở chăn nuôi tập trung; Chế biến thuỷ sản.

Ngành khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng: Gồm các cơ sở khai thác đá xây dựng, khoáng titan; Sản xuất gạch, ngói.

- Đối với CTR công nghiệp thông thường:

+ Hoạt động sản xuất của các ngành này thường phát sinh lượng CTR khá lớn, thành phần chủ yếu là CTR sản xuất từ nguyên vật liệu, phế phẩm dư thừa hay các chất thải từ quá trình xây dựng. Các cơ sở này đã hợp đồng với các Trung tâm/Công ty/Hợp tác xã Môi trường đô thị của địa phương thu gom, vận chuyển, xử lý CTR công nghiệp thông thường. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại lượng CTR công nghiệp thông thường chưa được thu gom, kiểm soát chặt chẽ dẫn đến tình trạng đổ thải bừa bãi gây mất mỹ quan và tiềm ẩn các nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh. Tổng lượng CTR công nghiệp thông thường phát sinh vào năm 2019 ước tính là 124,7 tấn/ngày.

Bảng 7.2.1.2. Khối lượng CTR công nghiệp phát sinh năm 2019

TT

Tên KCN/CCN

Diện tích (ha)

Tỷ lệ lấp đầy (%)

Khối lượng CTR công nghiệp (tấn/ngày)

I

Tên khu kinh tế

1

KKT Đông Nam

23.792

0,034

1,6

2

KKT TMĐB Lao Bảo

104,69

71

14,9

II

Tên KCN

1

Nam Đông Hà

98,754

81,3

16,1

2

Quán Ngang

318,13

71,5

45,5

3

Tây Bắc Hồ Xá

339,36

8,2

5,6

III

Tên CCN

1

Đông Lễ

10

100

2

2

Phường 4

15,49

11,6

0,359368

3

Đường 9D

33,4

0

0

4

Cầu Lòn - Bàu De

4,36

10,7

0,093304

5

Hải Lệ

48,98

8,3

0,813068

6

Diên Sanh

30

77,8

4,668

7

Hải Thượng

25

74,3

3,715

8

Hải Chánh

30

38,9

2,334

9

Ái Tử

38

100

7,6

10

Đông Ái Tử

34,6

33

2,2836

11

Cam Thành

25,5

87,4

4,4574

12

Cam Hiếu

70,5

49,7

7,0077

13

Cam Tuyền

54

34,2

3,6936

14

Cửa Tùng

9

100

1,8

15

Krông Klang

16,18

0

0

16

Hướng Tân

12,5

10,5

0,2625

17

Đông Gio Linh

70

0

0

Tổng

124,7

          Nguồn: [10].

Ghi chú: Khi lưng CTR công nghip phát sinh được tính toán trên cơ sở ư ctính h sphát sinh dao đng từ 0,1 - 0, 3tấn/ha.ngđ, chọn 0,2 tấn/ha.ngđ để tính toán.

+ Hiện nay, hoạt động tái chế CTR công nghiệp tại các cơ sở sản xuất đã được thực hiện nhưng chưa triệt để và chưa thống kê được lượng CTR công nghiệp được tái chế mà các cơ sở chủ động thu gom, đưa vào tái sử dụng với nhiều mục đích khác nhau (như bông, vải vụn tại Công ty may mặc được tái sử dụng làm gấu nhồi bông; Vỏ cây, gỗ vụn làm chất đốt cho hoạt động sấy gỗ, viên nén; Bùn, tro được tận dụng làm phân bón cho cây trồng, …) hoặc bán cho các cơ sở thu mua (như bột cưa, vỏ trấu trong xay xát lương thực, giấy, bao bì, ...). Trên địa bàn Tỉnh đã hình thành các cơ sở sản xuất loại hình tái chế, tập trung chủ yếu là hạt nhựa, bao bì và giấy, tổng lượng CTR tái chế trong 5 năm qua là 6.168,3 tấn, tăng từ 1060,87 tấn năm 2015 lên 1324,24 tấn năm 2019, khối lượng CTR được tái chế không lớn, nguồn tái chế chủ yếu thu mua lại từ các người thu mua đồng nát, các cơ sở phế liệu. Công nghệ tái chế CTR cũ và lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân bố rãi rác tại từng huyện, thị.

Bảng 7.2.1.3. Số lượng CTR được tái chế giai đoạn 2015 - 2019

TT

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

1

Công ty TNHH MTV Cường Anh

1.000

1.180

1.214

1.269

1.300

2

Công ty Cổ phần Bắc Trung Bộ

1,870

1,860

2,691

2,609

2,239

3

Công ty TNHH Hasinato

59

48

32

33

22

Toàn tỉnh (tấn/năm)

1.060,87

1.229,86

1.248,691

1.304,61

1.324,24

Nguồn: [6].

- CTR công nghiệp nguy hại:

Đối với CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phần lớn đã được cơ sở chủ động thu gom và hợp đồng với các đơn vị đủ năng lực vận chuyển và xử lý đúng quy định (các cơ sở này chủ yếu đóng tại KCN/CCN). Tuy nhiên, tình hình phát sinh lượng CTNH thực tế lớn hơn khối lượng đã thống kê từ các cơ sở báo cáo. Nguyên nhân là do CTNH tại một số cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ (nằm ngoài KCN/CCN) chưa được thống kê, quản lý, một số cơ sở chưa thực hiện phân loại tại nguồn nên vẫn còn tồn tại CTNH trộn lẫn với CTR thông thường nên lượng CTNH này không thể kiểm soát. Bên cạnh đó, tỷ lệ thu gom và xử lý CTNH tại các cơ sở có khối lượng phát sinh ít, không thường xuyên còn thấp. Trên địa bàn Tỉnh chưa có đơn vị đủ năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý vì vậy chi phí xử lý CTNH khi các cơ sở hợp đồng với các đơn vị ngoại tỉnh khá lớn nên hiệu quả xử lý CTNH từ hoạt động công nghiệp chưa cao. Trong giai đoạn 2015 - 2019, lượng CTNH công nghiệp phát sinh là 106,3 tấn, năm 2019 có lượng phát sinh lớn nhất là 24,3 tấn.

Bảng 7.2.1.4. Lượng CTNH phát sinh từ lĩnh vực công nghiệp giai đoạn 2015 - 2019

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Lượng chất thải nguy hại phát sinh từ lĩnh vực công nghiệp (tấn/năm)

19

20

19

24

24,3

Nguồn: [25].

c. Phân loại và thu gom CTR y tế

- CTR y tế thông thường:

CTR thông thường phát sinh ở các cơ sở y tế chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, y bác sỹ và người nhà thăm nuôi, ngoài ra còn có các loại CTR không nguy hại từ hoạt động chuyên môn (bao bì, giấy, chai lọ thuỷ tinh, các vật liệu nhựa,...).

Khối lượng chất thải y tế phát sinh chủ yếu tập trung tại các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế và phòng khám tư nhân. Chất thải từ các cơ sở y tế được thu gom hàng ngày đến nơi tập kết và hợp đồng với các Trung tâm/Công ty/Hợp tác xã Môi trường đô thị định kỳ vận chuyển và xử lý đúng quy định. Trong giai đoạn 2015 - 2019, tổng khối lượng chất thải y tế thông thường phát sinh trên địa bàn ước tính là 2.818 tấn.

Bảng 7.2.1.5. Khối lượng chất thải y tế thông thường phát sinh giai đoạn 2015 - 2019

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Lượng CTR thông thường phát sinh từ lĩnh vực y tế (tấn)

554,5

562,5

567

580,5

553,5

Nguồn: [25].

- CTR y tế nguy hại:

Chất thải nguy hại phát sinh ở các cơ sở y tế chủ yếu phát sinh từ các phòng chuyên môn, khoa khám chữa bệnh với các loại như bơm kim tiêm, dây truyền dịch, bệnh phẩm, dược phẩm quá hạn, vỏ chai thuốc; Lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu, chất thải phóng xạ, bình chứa áp suất. Lượng CTNH phát sinh từ lĩnh vực y tế (bao gồm CTR nguy hại và chất thải lỏng nguy hại), đây là lượng CTNH chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng lượng CTNH phát sinh trên địa bàn.

+ Chất thải rắn y tế nguy hại:

Giai đoạn 2016 - 2018 lượng CTR nguy hại phát sinh từ lĩnh vực y tế có xu hướng tăng dần qua các năm với tổng khối lượng ước tính là 251,5 tấn. Trong đó, cao nhất là năm 2018 với khối lượng tương ứng là 64,5 tấn, có dấu hiệu giảm 3 tấn vào năm 2019.

Bảng 7.2.1.6. Lượng CTR nguy hại phát sinhtừ lĩnh vực y tế giai đoạn 2016 - 2019

Năm

2016

2017

2018

2019

Lượng CTR nguy hại phát sinh của lĩnh vực y tế (tấn)

62,5

63

64,5

61,5

Nguồn: [25].

CTR nguy hại ở các cơ sở y tế công lập trên địa bàn toàn Tỉnh đã được thu gom, phân loại tại nguồn theo quy định. Tuy nhiên, do túi sử dụng đựng chất thải theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế đắt tiền, khó mua nên phần lớn các cơ sở y tế sử dụng túi đựng chất thải là túi nilon không đúng về kích thước, chất lượng theo quy định. Tại một số cơ sở y tế sử dụng thùng đựng không đúng theo các tiêu chuẩn về màu sắc, kích thước, chủng loại, không có nắp đậy dẫn đến việc phân loại chất thải nguy hại và chất thải thông thường chưa triệt để.

+ Chất thải lỏng y tế nguy hại:

Giai đoạn 2016 - 2018 lượng chất thải lỏng nguy hại phát sinh từ lĩnh vực y tế có xu hướng tăng dần qua các năm với tổng khối lượng ước tính là 816.743 tấn. Trong đó, cao nhất là năm 2018 với khối lượng tương ứng là 289.327,5 tấn và giảm mạnh vào năm 2019 còn 213.830,2 tấn.

Bảng 7.2.1.7. Lượng chất thải lỏngnguy hại phát sinh từ lĩnh vực y tế giai đoạn 2016 - 2019

Năm

2016

2017

2018

2019

Lượng chất thải lỏng nguy hại phát sinh của lĩnh vực y tế (tấn)

119.817,5

193.768

289.327,5

213.830,2

Nguồn: [25].

d. Phân loại và thu gom CTR nông nghiệp

- CTR nông nghiệp:

CTR nông nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng như nhiều tỉnh/thành khác tại thời điểm hiện tại chưa được thống kê và tính toán đầy đủ. Khối lượng phát sinh thực tế là rất lớn, tuy nhiên loại CTR này hầu hết đều được tái chế, tái sử dụng phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các phế phẩm có khối lượng lớn, phát sinh thường xuyên như rơm, rạ, củi, trấu, ... được sử dụng làm chất đốt, ủ phân, làm đệm lót chuồng trại cho các hoạt động chăn nuôi tại các hộ gia đình hoặc trang trại.

Công tác phân loại và thu gom CTR nông thôn tại các huyện, thị chưa được triển khai triệt để. Tỉ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn còn thấp (50 - 60%).

- Chất thải nguy hại nông nghiệp:

CTNH nông nghiệp đáng quan tâm hiện nay là bao bì, chai lọ đựng TBVTV. Lượng CTNH phát sinh do sử dụng TBVTV trong sản xuất nông nghiệp được tính toán dựa vào diện tích các loại cây trồng, từ đó có những định hướng thu gom và xử lý thích hợp vì CTNH nông nghiệp chưa có công nghệ tái chế, tái sử dụng phù hợp. Năm 2019, lượng CTNH phát sinh từ hoạt động nông nghiệp là 2,71 tấn/năm.

Bảng 7.2.1.8. Khối lượng CTR nguy hại phát sinh trong nông nghiệp năm 2019

TT

Huyện

Tổng diện tích cây trồng (ha)

Tổng lượng thuốc BVTV sử dụng (kg/năm)

Lượng bao bì , chai lọ đựng thuốc BVTV (tấn/năm)

1

TP. Đông Hà

1988,4

994,2

0,10

2

TX. Quảng Trị

625,7

312,85

0,03

3

Huyện Vĩnh Linh

7547,6

3773,8

0,38

4

Huyện Hướng Hóa

3127,7

1563,9

0,16

5

Huyện Gio Linh

8567,5

4283,8

0,43

6

Huyện Đakrông

3417,9

1709

0,17

7

Huyện Cam Lộ

3397,9

1699

0,17

8

Huyện Triệu Phong

11672

5835,9

0,58

9

Huyện Hải Lăng

13946

6972,9

0,70

Tổng CTNH phát sinh trong nông nghiệp

2,71

Nguồn: [5].

Ghi chú: Lượng thuốc BVTV sử dụng bình quân là 0,5 kg/ha.năm, lượng bao bì nguy hại của thuốc BVTV là 10% lượng thuốc sử dụng.

Bên cạnh đó, còn một khối lượng lớn CTNH có nguồn gốc từ TBVTV tồn lưu, tồn tại ở thể rắn, chứa trong các chai lọ, bao bì nằm trong các nền kho cũ hoặc đã phát tán ra môi trường xung quanh (đất, nước). Với số lượng các điểm/khu vực ô nhiễm còn lại cần được xử lý: 34 điểm ÔNMT nghiêm trọng TBVTV tồn đọng quá hạn cấm sử dụng theo Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc Phê duyệt danh mục xử lý các điểm ÔNMT nghiêm trọng TBVTV tồn đọng quá hạn cấm sử dụng trên địa bàn tỉnh.

7.2.2. Công tác xử lý, tái chế và tiêu hủy CTR

a. Xử lý, tái chế và tiêu hủy CTR đô thị

- CTR sinh hoạt:

Tại các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh đã thành lập các Trung tâm/Công ty/Hợp tác xã Môi trường đô thị thu gom, vận chuyển CTR tại các khu vực đô thị về bãi chôn lấp tập trung của từng địa phương, riêng huyện đảo Cồn Cỏ đã xây dựng lò đốt CTR tại chỗ. Công tác phân loại, thực hiện các hoạt động tái chế, tái sử dụng CTR đô thị khá phổ biến nhưng hoàn toàn tự phát ở các hộ gia đình hoặc các cơ sở thu mua phế liệu nhỏ lẻ.

- Chất thải nguy hại:

Hiện nay, CTR đô thị chưa được phân loại tại nguồn, nên lượng CTNH phát sinh tại các hộ gia đình đang bị trộn lẫn và đổ thải cùng CTR sinh hoạt. Vì vậy, không xác định được lượng CTNH đô thị phát sinh.

b. Xử lý, tái chế và tiêu hủy CTR công nghiệp

- CTR công nghiệp thông thường:

Các cơ sở sản xuất đã hợp đồng với các Trung tâm/Công ty/Hợp tác xã Môi trường đô thị của địa phương thu gom, vận chuyển, xử lý CTR công nghiệp thông thường. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại lượng CTR công nghiệp chưa được thu gom, kiểm soát chặt chẽ dẫn đến tình trạng đổ thải bừa bãi gây mất mỹ quan và tiềm ẩn các nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh.

Hoạt động tái chế CTR công nghiệp tại các cơ sở sản xuất đã được thực hiện nhưng chưa triệt để và chưa thống kê được lượng CTR công nghiệp được tái chế mà các cơ sở chủ động thu gom, đưa vào tái sử dụng với nhiều mục đích khác nhau (như bông, vải vụn tại Công ty may mặc được tái sử dụng làm gấu nhồi bông; Vỏ cây, gỗ vụn làm chất đốt cho hoạt động sấy gỗ, viên nén; Bùn, tro được tận dụng làm phân bón cho cây trồng, …) hoặc bán cho các cơ sở thu mua (như bột cưa, vỏ trấu trong xay xát lương thực, giấy, bao bì, ...).

Trên địa bàn Tỉnh đã hình thành các cơ sở sản xuất loại hình tái chế, tập trung chủ yếu là hạt nhựa, bao bì và giấy, khối lượng CTR được tái chế không lớn, nguồn tái chế chủ yếu thu mua lại từ các người thu mua đồng nát, các cơ sở phế liệu. Công nghệ tái chế CTR cũ và lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân bố rãi rác tại từng huyện, thị.

- Chất thải nguy hại công nghiệp:

Đối với CTNH phát sinh tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phần lớn đã được cơ sở chủ động thu gom và hợp đồng với các đơn vị đủ năng lực vận chuyển và xử lý đúng quy định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số cơ sở chưa thực hiện phân loại tại nguồn dẫn đến tình trạng CTNH trộn lẫn với CTR thông thường còn diễn ra vì vậy không thể kiểm soát lượng CTNH này.

c. Xử lý, tái chế và tiêu hủy CTR y tế

- CTR y tế thông thường:

Chất thải từ các cơ sở y tế được thu gom hàng ngày đến nơi tập kết và hợp đồng với các Trung tâm/Công ty/Hợp tác xã Môi trường đô thị định kỳ vận chuyển và xử lý đúng quy định.

- Chất thải y tế nguy hại:

+ CTR y tế nguy hại:

CTR y tế nguy hại ở cơ sở y tế công lập trên địa bàn toàn Tỉnh đã được thu gom, phân loại tại nguồn theo quy định. Từ năm 2015 - 2018, CTR nguy hại ở các Bệnh viện/Trung tâm y tế tại các huyện, thị, thành phố được xử lý bằng lò đốt nhiệt phân 2 buồng. Đối với các trung tâm y tế dự phòng, các phòng khám tư nhân không có lò đốt đã ký hợp đồng với bệnh viện đa khoa Tỉnh để xử lý. Tuy nhiên, một số lò đốt CTR y tế có chiều cao ống khói không đạt tối thiểu 20m theo QCVN 02:2012/BTNMT, HTXL khí thải tại một vài thời điểm không không đạt yêu cầu, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, sức khỏe người dân.

Đến năm 2019, trên địa bàn Tỉnh đã đầu tư HTXL CTR y tế nguy hại bằng kỹ thuật hấp ướt tại 03 đơn vị: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, Bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải và Trung tâm y tế Vĩnh Linh nhằm xử lý triệt để lượng CTR y tế nguy hại phát sinh, hạn chế tối đa các tác động ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

+ Chất thải lỏng y tế nguy hại:

Chất thải lỏng (hay nước thải) phát sinh từ lĩnh vực y tế đều được thu gom và xử lý với các kỹ thuật khác nhau như: Lắng trọng lực, lọc cát, keo tụ và lắng. Nên tổng lượng chất thải lỏng nguy hại thực tế phát sinh từ lĩnh vực y tế là bùn thải từ các quá trình xử lý. Hiện nay, lượng bùn thải này chưa được quản lý chặt chẽ, nên vẫn gây lo lắng về ÔNMT.

d. Xử lý, tái chế và tiêu hủy CTR nông nghiệp

- CTR nông nghiệp thông thường:

CTR nông nghiệp phát sinh hầu hết đều được tái chế, tái sử dụng phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các phế phẩm có khối lượng lớn, phát sinh thường xuyên như rơm, rạ, củi, trấu, được sử dụng làm chất đốt, ủ phân, làm đệm lót chuồng trại cho các hoạt động chăn nuôi tại các hộ gia đình hoặc trang trại.

- Chất thải nông nghiệp nguy hại:

Một số xã đã xây dựng mô hình thí điểm thu gom bao bì, chai lọ đựng TBVTV tại các bể tập trung, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Phần lớn lượng chất thải này chưa được thu gom và xử lý đúng quy định gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Các tin khác