Khái quát tình hình công tác quản lý chất thải rắn

9:27, Thứ Ba, 1-12-2020

Nhìn chung, công tác quản lý CTR trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2019 đã được chính quyền các cấp và người dân quan tâm trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR phát sinh. Tuy nhiên, tình trạng rác thải vô chủ, rác được thải bỏ tại các khu vực thấp trũng, bãi đất trống, các bãi chôn lấp chưa được đầu tư đồng bộ, thiết bị thu gom còn thô sơ dẫn đến vệ sinh môi trường ở nhiều khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn chưa được đảm bảo do các nguyên nhân như thiếu kinh phí, thiếu diện tích đất quy hoạch bãi xử lý CTR, thiếu công nghệ. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khá quan trọng đó là ý thức của người dân còn chưa cao, các cơ quản quản lý chưa quản lý được hoạt động của lực lượng thu gom rác, việc phối hợp giữa khâu thu gom, vận chuyển rác và lưu chứa/xử lý rác gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, công tác quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang được phân chia giữa các cấp trong chính quyền như trách nhiệm của UBND tỉnh, các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố, ngoài ra còn có sự tham gia khối tư nhân. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cấp các ngành vẫn còn chồng chéo, xung đột về trách nhiệm và lợi ích.

7.1.1. Phân chia trách nhiệm về quản lý CTR trên địa bàn tỉnh

Theo Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày 01/02/2019 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã phân công trách nhiệm quản lý CTR cho các Sở, ban, ngành (chủ yếu là Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng) và phân cấp quản lý cho UBND các cấp để thực hiện.

(1). UBND tỉnh:

Tổ chức thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng các công trình xử lý CTR thuộc tỉnh và vùng liên liên huyện. Quy hoạch quản lý CTR cấp địa phương do UBND cấp tỉnh tổ chức phê duyệt.

Tổ chức hoạt động quản lý CTR, công bố, công khai quy hoạch quản lý CTR, tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển CTR.

Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động quản lý CTR và bảo vệ môi trường trên toàn tỉnh.

(2). Sở xây dựng:

Là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh, chịu trách nhiệm chính trong hoạch định chính sách, quy hoạch và đầu tư xây dựng các cơ sở quản lý, xử lý CTR. Xây dựng và quản lý các hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan đến CTR ở cấp địa phương.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan trình UBND tỉnh ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, hướng dẫn các chủ đầu tư cơ sở xử lý CTR sinh hoạt được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước xây dựng giá xử lý CTR gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh ban hành.

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch quản lý, thu gom, xử lý, tiêu hủy, chôn lấp, tái chế CTR thông thường, chất thải công nghiệp nguy hại.

Chủ trì, phối hợp với các ngành, UBND các cấp liên quan tuyên truyền, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc bảo vệ môi trường đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng thu gom rác thải.

 (3). Sở Tài nguyên và Môi trường:

Hoạch định chính sách, hệ thống pháp lý ở cấp địa phương, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Thanh tra, giám sát công tác quản lý CTR trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ, tư vấn về kỹ thuật cho hoạt động xử lý chất thải rắn cho các huyện. Phối hợp với các Sở, Ban, Nghành trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức quản lý CTR, chủ trì xây dựng các chương trình, kế hoạch để triển khai công tác phân loại CTR tại nguồn.

Hướng dẫn UBND các huyện về tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật lựa chọn địa điểm và xây dựng các trạm trung chuyển CTR cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Hàng năm lập báo cáo tổng hợp tình hình quản lý CTR của toàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh.

Xây dựng giá dịch vụ thu gom, xử lý CTR trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh thẩm phê duyệt thực hiện.

(4). UBND các huyện, thị xã và thành phố:

Hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường cho công tác quản lý CTR trên địa bàn.Chỉ đạo, giám sát công tác thu gom, xử lý CTR; công tác thực hiện quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn.

Chỉ đạo phòng tài nguyên và môi trường tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường các cơ sở thu mua phế liệu và các doanh nghiệp trên địa bàn theo phân cấp.

Xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý CTR thông thường trên địa bàn.Lập kế hoạch đóng cửa các bãi rác không hợp vệ sinh môi trường.

Thành lập các HTX, Trung tâm Môi trường đô thị để chịu trách nhiệm thu gom CTR trên địa bàn.

Tổ chức thu gom, xử lý rác thải thuộc phạm vi quản lý của mình; Không để phát sinh các điểm rác vô chủ gây ô nhiễm môi trường cục bộ trên địa bàn.

Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các chủ nguồn thải quản lý CTR công nghiệp thông thường theo quy định pháp luật. Hàng năm, các chủ nguồn thải phải báo cáo tình hình phát sinh, quản lý CTR công nghiệp thông thường trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ trên địa bàn huyện; Tổng hợp gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

(5). UBND các xã, phường, thị trấn:

Đề xuất kinh phí từ nguồn ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường để phục vụ cho công tác quản lý CTR trên địa bàn.

Chỉ đạo cán bộ chuyên trách về môi trường tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường các cơ sở thu mua phế liệu và các doanh nghiệp trên địa bàn theo phân cấp.

Thành lập các tổ/đội thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn các thôn, bản, khu phố.

Xây dựng mạng lưới thu gom, tuyến đường vận chuyển, địa điểm tập kết trung chuyển, quy định thời gian thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp đến nơi xử lý, tiêu hủy.

(6). Công ty MTĐT/Trung tâm Môi trường đô thị/HTX/Tổ thu gom CTR:

Thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đảm bảo chất lượng và tiến theo các hợp đồng, kế hoạch đã được ký kết và phê duyệt.

Chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường trong công tác xử lý CTR trước UBND tỉnh, các Sở, Ban, Ngành liên quan khi để xảy ra sự cố, ô nhiễm môi trường.

7.1.2. Ban hành các văn bản bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý CTR

Nhằm quản lý tốt công tác quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 02/2013/NQ-HĐND ngày 31/5/2013 về việc Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt quy hoạch quản lý CTR tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày 15/7/2013. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản pháp luật về công tác quản lý CTR và chỉ đạo các Sở, ngành thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, thu gom và xử lý CTR, bao gồm:

- Quyết định 33/QĐ-UBND ngày 17/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc Ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Quyết định 03/2019/QĐ-UBND ngày 01/02/2019 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc Ban hành quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Quyết định 01/QĐ-UBND ngày 20/01/2019 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc Quy định giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Quyết định 2775/QĐ-UBND ngày 11/10/2019 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ Xây dựng giá xử lý chất thải rắn sinh hoạt và Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Kế hoạch 530/KH-UBND ngày 11/02/2019 về thực hiện chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.

- Công văn 4622/UBND-MT ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.

- Công văn 4139/UBND-CN ngày 10/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc Rà soát, cập nhật danh mục các dự án xử lý chất thải rắn kêu gọi đầu tư.

- Công văn 3679/UBND-NN ngày 09/9/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc Chủ trương xây dựng và triển khai Đề án Điều tra, đánh giá tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn và xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

- Công văn 2499/UBND-TM ngày 12/6/2017 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc quy trình ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Công văn 4353/UBND-MT ngày 03/10/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng thí điểm Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và thu gom, vận chuyển, xử lý tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị.

- Công văn 1943/UBND-MT ngày 14/5/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

- Công văn 1874/UBND-MT ngày 11/5/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc Quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn.

Để phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác quản lý CTR cũng như các yêu cầu đối với địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác thu gom xử lý CTR, Sở TN&MT đã ban hành các văn bản pháp luật, bao gồm:

- Quyết định 185/QĐ-STNMT ngày 26/01/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị về việc Ban hành Sổ tay hướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Công văn 2984/STNMT-CCBVMT ngày 28/12/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc áp dụng Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

- Công văn 2261/STNMT-CCBVMT ngày 13/9/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp.

- Công văn 1029/STNMT-CCBVMT ngày 16/5/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

- Công văn 1794/STNMT-CCBVMT ngày 10/7/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc rà soát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện, triển khai Quy hoạch quản lý chất thải rắn.

- Công văn 1750/STNMT-CCBVMT ngày 6/6/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc rà soát, đánh giá công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn.

- Công văn 3942/STNMT-CCBVMT ngày 29/11/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.

- Công văn 2836/STNMT-CCBVMT ngày 10/9/2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc bổ sung Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Công văn 922/STNMT-CCBVMT ngày 01/4/2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các khu vực cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh.

7.1.3. Ban hành các cơ chế chính sách về công tác quản lý CTR

Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cho lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn: Thực hiện Nghị Quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Chương trình hành động số 2062a/QĐ-UBND ngày 30/8/2016, theo đó các Sở, ban ngành và các đơn vị liên quan tập trung xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư, trong đó có lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Hiện nay, UBND tỉnh đã cấp và gia hạn chủ trương đầu tư dự án Khu liên hợp xử lý rác thải cho Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp và thương mại Minh Lộc, Công ty TNHH TM&DV Miền Trung Xanh. Tuy nhiên, đến nay các Công ty vẫn chưa tiến hành xây dựng hạng mục dự án theo nội dung chủ trương đầu tư được cấp.

7.1.4. Bố trí tài chính và đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực cho công tác quản lý CTR

- Về cơ chế tài chính và nhân lực:

+ Kinh phí cho duy trì hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR được phân bổ từ nguồn sự nghiệp môi trường hàng năm cho các địa phương và nguồn thu từ phí thu gom, vận chuyển, xử lý CTR theo mức giá quy định trên địa bàn tỉnh.

+ Nguồn nhân lực cho công tác quản lý CTR: Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR được UBND các huyện, thị xã, thành phố giao trực tiếp cho các Công ty/Trung tâm/Hợp tác xã môi trường và công trình đô thị ở 10 huyện, thị xã, thành phố đảm nhận.

- Hạ tầng kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị:

+ Đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh: Trong giai đoạn 2010 - 2014, trên địa bàn tỉnh có 5 bãi chôn lấp HVS, được sự quan tâm của các cấp ngành và đặc biệt từ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương thì giai đoạn năm 2015 - 2019 đã được đầu tư thêm 03 BCL HVS và 01 lò đốt.

Bảng 7.1.4.1. Hiện trạng của các bãi chôn lấp HVS trên địa bàn tỉnh đến năm 2019

STT

Tên công trình

Địa điểm, diện tích

Phạm vi tiếp nhận

Công suất thiết kế/ Công suất thực tế

Năm xây dựng

Năm đi vào hoạt động

Năm đóng cửa (dự kiến)

1

Xử lý đóng cửa và nâng cấp xây dựng bãi rác tập trung huyện Hải Lăng - GĐ1

Xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, diện tích ô chôn lấp 0,88 ha

1 thị trấn, 14 xã

35/35

Tấn/ngày

2012

2013

2020

2

Xử lý đóng cửa và nâng cấp xây dựng bãi rác tập trung huyện Gio Linh- GĐ1

Xã Gio Bình, huyện Gio Linh, diện tích ô chôn lấp 0,85 ha

2 thị trấn, 8 xã

40/36

Tấn/ngày

2013

2014

2020

3

Xử lý đóng cửa và nâng cấp xây dựng bãi rác tập trung huyện Cam Lộ- GĐ1

Xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, diện tích ô chôn lấp 0,54 ha

1 thị trấn, 8 xã

50/25

Tấn/ngày

2012

2014

2020

4

Xử lý đóng cửa và nâng cấp xây dựng bãi rác tập trung huyện Triệu Phong- GĐ1

Xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, diện tích ô chôn lấp 0,87 ha

1 thị trấn, 15 xã

45/35

Tấn/ngày

2015

12/2016

2022

5

Xử lý đóng cửa và nâng cấp xây dựng bãi rác tập trung huyện Đakrông- GĐ1

TT Klong Klang, huyện Đakrông, diện tích ô chôn lấp 0,56 ha

1 thị trấn, 3 xã

30/10

Tấn/ngày

2017

12/2018

2025

6

Đầu tư lò đốt chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện đảo Cồn Cỏ

Huyện Đảo Cồn Cỏ, 01 ha

Huyện Đảo Cồn Cỏ

300/200 kg/giờ

2018

7

Xây dựng bãi rác tập trung thị xã Quảng Trị

Xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, diện tích hiện tại khoảng 0,05ha

4 phường, 1 thị xã

10/9,5

Tấn/ngày

2012

-

8

Xây dựng bãi rác tập trung thành phố Đông Hà

Phường 3, TP Đông Hà, diện tích các ô chôn lấp 03 ha

9 phường

60/57

tấn/ngày

2012

-

9

Xây dựng bãi rác tập trung huyện Hướng Hóa

Xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, diện tích 10 ha

Đang thi công

10

Cải tạo, nâng cấp khu xử lý rác thải hợp vệ sinh thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị- GĐ1

thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Dự kiến 2021

-

-

11

Xử lý đóng cửa và nâng cấp xây dựng bãi rác tập trung huyện Vĩnh Linh- GĐ1

Xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

2019

Công trình tạm ngừng thi công do địa điểm chưa thống nhất

2025

+ Đầu tư máy móc, thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý CTR:

Bảng 7.1.4.2. Hiện trạng máy móc, thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý CTR

trên địa bàn tỉnh đến năm 2019

STT

Huyện/TX/TP

Tên thiết bị

1

TP Đông Hà

420 xe đẩy tay với dung tích là 0,44 m3; 08 xe ép rác (6 xe ép rác có tải trọng là 5 tấn; 2 xe ép rác có tải trọng là 4,5 tấn); 02 xe hút bùn; 01 xe container (chở rác và bùn), 01 máy ủi Đ6; 01 máy quét và hút bụi đường, 02 xe ben; 50 thùng rác đường phố; 04 xe điện chở rác (mới được đầu tư và vận hành thử nghiệm trên một số tuyến phố).

2

TX. Quảng trị

3 xe ép rác, 1 máy ủi, 1 xe bồn, 1 xe cẩu, 1 xe hút cống rãnh, 18 xe đẩy tay.

3

Huyện Cam lộ

02 xe ép rác 128 phương tiện thu gom là các xe đẩy tay.

4

Huyện Đakrông

01 xe ép rác 4,5 tấn; 02 xe ép rác 3,5 tấn; 01 xe hút bùn; 18 xe lôi đẩy tay.

5

Huyện Hải lăng

2 xe ép rác chuyên dụng và 110 xe gom rác đẩy tay.

6

Huyện Gio linh

02 xe cuốn ép rác chuyên dụng, 01 xe xúc lật bánh lốp, 200 xe gom rác đẩy tay.

7

Huyện Triệu phong

01 xe ép rác và 120 xe gom rác đẩy tay.

8

Huyện Vĩnh linh

02 xe chuyên dùng cun ép rác, 02 xe ben và xe gom rác đẩy tay.

9

Huyện Hướng Hoá

03 xe ôtô ép rác và 31 xe gom rác đẩy tay.

10

Huyện đảo Cồn Cỏ

01 xe ba gác và 02 xe đẩy tay.

Các tin khác