Tác động của thiên tai và các sự cố môi trường đến phát triển kinh tế - xã hội

9:31, Thứ Ba, 1-12-2020

Nhằm thực thi thống nhất, có hiệu quả các đạo luật của Nhà nước về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, đồng thời để phù hợp hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của địa phương, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành các quy định về quản lý, phòng, chống, khắc phục hậu quả do thiên tai, sự cố môi trường.

            - Đã từng bước hoàn thiện cụ thể hóa các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Kiện toàn bộ máy tổ chức và tăng cường năng lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công tác dự báo, chỉ đạo, chỉ huy phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ Tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở. Về hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai:

            + Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn Quốc gia bao gồm 01 trạm rada thời tiết, 02 trạm khí tượng, 01 trạm khí tượng hải văn, 04 trạm thủy văn và 21 trạm đo tự động khí tượng, thủy văn, hải văn, đo gió và đo mặn.

            + Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng của Tỉnh gồm 02 trạm thủy văn đo đạc trong mùa lũ và 20 trạm đo mưa tự động. Ngoài ra còn có 13 trạm đo hồ chứa thủy lợi và đập dâng và 3 trạm tại thủy điện phải quan trắc khí tượng thủy văn.

            - Chú trọng xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình phát triển KT-XH có liên quan đến phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai như: Chương trình trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, các dự án hồ chứa cắt giảm lũ, củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều, xây dựng kè chống xói lở ở các bờ sông.

            - Thành lập Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, kiện toàn bộ máy từ tỉnh đến cơ sở, tăng cường trang thiết bị và phương tiện cho công tác này, xây dựng kế hoạch tổng thể về công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn cho từng năm và từng giai đoạn.

- Đối với sự cố môi trường như cháy rừng, sự cố tràn dầu, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương liên quan huy động các lực lượng trong nhân dân khẩn trương khắc phục các sự cố môi trường gây ra, nhằm đảm bảo môi trường sống và ổn định sản xuất cho nhân dân.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015 - 2019, tác động do thiên tai và các sự cố môi trường là rất lớn. Tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường đã gây ra nhiều thiệt hại nặng n cho tất cả các ngành, lĩnh vực trên địa bàn Tỉnh. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong giai đoạn 2015 - 2019 là 2.228,2 tỷ đồng, làm 13 người chết, 41 người bị thương, hàng trăm nghìn ngôi nhà bị tốc mái, sập đổ. Bão, lũ là loại thiên tai gây ảnh hưởng nặng nề nhất do mức độ tàn phá khốc liệt. Khi xảy ra loại hình thiên tai này thì mọi hoạt động sản xuất, dịch vụ trên địa bàn hầu như phải tạm ngưng. Bão lũ gây thiệt hại về người, cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, trì trệ sản xuất, tác động trực tiếp đến sự phát triển nền KT-XH của Tỉnh.

Bảng 8.5. Thống kê thiệt hại do các loại thiên tai gây ra giai đoạn 2015 - 2019

TT

Thiệt hại

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

1

Người chết (người)

2

3

4

2

2

2

Người bị thương (người)

1

13

21

3

3

3

Số nhà bị tốc mái, sập đổ, cuốn trôi, hư hỏng (cái)

264

1070

5769

683

-

4

Tổng diện tích lúa bị thiệt hại (ha)

136,6

1789,1

562,4

0

4.483

5

Tổng diện tích hoa màu bị thiệt hại (ha)

299,7

695

2542,4

456,78

379,49

6

Số gia cầm, gia súc bị cuốn trôi, chết (con)

48

38098

2001

28

258

7

Diện tích nuôi trồng thủy hải sản (ha)

3,9

231,91

165,4

320,61

36,74

8

Đường giao thông bị hư hỏng (triệu đồng)

-

-

8.650

60.996

35.430

9

Ước tính tổng giá trị thiệt hại (tỷ đồng)

110,2

227

1486

122,1

282,9

Nguồn: [1].

Các tin khác