Sự cố môi trường

9:32, Thứ Ba, 1-12-2020

8.4.1. Cháy rừng

Cháy rừng thường xảy ra do sự bất cẩn của con người, cộng với đặc trưng khí hậu khắc nghiệt dẫn đến hiện tượng cháy rừng, trong đó chủ yếu là rừng trồng. Cháy rừng ở Quảng Trị thường diễn ra vào mùa khô hạn, nhiệt độ cao kèm theo gió Tây Nam khô nóng. Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2015 - 2019 tổng diện tích rừng bị cháy ở Quảng Trị là 88,98 ha.

Bảng 8.4.1. Diện tích rừng bị cháy giai đoạn 2015 - 2019 (Đơn vị: ha)

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Diện tich rừng bị cháy (ha)

0

31,7

0

12,58

44,7

Nguồn: [13].

8.4.2. Sự cố tràn dầu

Trong giai đoạn 2015 - 2019, trên địa bàn Tỉnh xảy ra 3 vụ tràn dầu với khối lượng hơn 16 tấn. Nguồn gốc, thời gian, khối lượng và diện tích ảnh hưởng như sau:

Bảng 8.4.2. Số vụ và khối lượng dầu tràn giai đoạn 2015 - 2019

TT

Nguồn gốc

Thời gian

xảy ra (năm)

Khối lượng ước tính (tấn)

Diện tích ảnh hưởng (km2)

1

Dầu trôi dạt vào bờ biển các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và huyện đảo Cồn Cỏ

2015

16

0,347

2

Tràn dầu do sự cố chìm tàu Thắng Lợi tại khu vực gần đảo Cồn Cỏ

2017

Không thống kê khối lượng do sử dụng phương pháp hấp phụ và phân hủy sinh học

0,0062

3

Tràn dầu tại Cửa Việt do cháy 02 tàu cá có số hiệu QNg 92052 TS và QNg 92391 TS do ông Phạm Văn Lâu, trú tại tỉnh Quảng Ngãi làm chủ tàu

2017

Lượng dầu tràn nhỏ; không xác định khối lượng. Thực hiện theo dõi, giám sát hiện trường

-

Nguồn: [22].

con co 2.jpg

con co3.jpg

Hình 8.4.2. Tràn dầu do sự cố chìm tàu Thắng Lợi tại khu vực gần đảo Cồn Cỏ 6/2017

Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái biển, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước cao làm giảm hàm lượng ôxy trong nước dẫn đến cán cân điều hòa ôxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn. Ngoài ra, dầu tràn còn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái, làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào sinh vật, có thể gây chết cả quần thể.

Điều đáng báo động nữa là dầu lan trên biển và dạt vào bờ trong thời gian dài không được thu gom sẽ làm suy giảm lượng cá thể sinh vật, gây thiệt hại cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Dầu gây ô nhiễm môi trường nước làm cá chết hàng loạt do thiếu ôxy hòa tan. Dầu bám vào đất, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu dẫn đến doanh thu của ngành du lịch cũng bị thiệt hại nặng nề. Dầu tràn còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng cá, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển do dầu trôi nổi làm hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.

8.4.3. Sự cố cá chết

Sự cố cá chết hàng loạt hay còn gọi là sự cố Formosa bắt đầu xuất hiện tại Hà Tĩnh vào ngày 6/4/2016, sau đó lần lượt xuất hiện tại các tỉnh Quảng Bình (10/4/2016), Thừa  Thiên Huế (15/4/2016) và Quảng Trị (16/4/2016). Nguyên nhân của sự cố này, theo báo cáo của Chính  phủ, là do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả thải khiến môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung đã tác động xấu lên tất cả các lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội và  an ninh chính trị.

Theo báo cáo của Chính  phủ, hậu quả của sự cố môi trường biển là rất nghiêm trọng. Sản lượng khai thác thủy sản ở các tỉnh nói trên giảm mạnh, ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng. Diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu con tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch. Hơn 350 ha nuôi tôm bị chết rải rác, 1.600 lồng nuôi cá bị chết, 6,7 ha diện tích nuôi ngao bị chết và trên 10 ha nuôi cua bị chết. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh du lịch tại 4 tỉnh bị ảnh hưởng cũng chịu nhiều tác động tiêu cực. Tỷ lệ khách huỷ tour khoảng 50%, công suất sử dụng phòng  giảm từ 40  đến 50%  so với cùng kỳ năm  2015. Theo tính toán sơ bộ của Chính phủ, sự cố môi trường biển Miền Trung đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100.000 lao động do không có việc làm ổn định và hơn 176.000 người phụ thuộc.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tác động trực tiếp đến 16 xã, thị trấn ven biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đánh bắt, hậu cần nghề cá, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ, du lịch ven biển và tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và đời sống nhân dân, kìm hãm sự phát triển của tỉnh Quảng Trị.

Kết quả hình ảnh

Kết quả hình ảnh cho formosa Quảng Trị

Hình 8.4.3. Sự cố cá chết vùng ven biển tại tỉnh Quảng Trị tháng 4 năm 2016

Các tin khác