Vấn đề phát thải khí nhà kính

9:36, Thứ Ba, 1-12-2020

Theo báo cáo đánh giá của Ủy ban Liên Chính phủ (IPCC), BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Những ảnh hưởng của BĐKH đến con người và các thay đổi của hệ thống khí hậu cũng đã được ghi nhận từ những năm 1950. Nguyên nhân chính của BĐKH là do phát thải khí nhà kính, trong đó các hoạt động sinh sống và sản xuất của con người là nguồn phát thải chính.

8.1.1. Nguồn phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh

Theo nguồn gốc phát sinh, xu hướng, mức độ tuyệt đối cũng như mức độ ảnh hưởng đến phát thải khí nhà kính tại Quảng Trị, có thể chia thành 4 nhóm phát thải chính:

Sử dụng nhiên liệu hóa thạch: Là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất hiện nay tại Quảng Trị. Lĩnh vực này thường đóng góp tỉ lệ lớn lượng CO2 và các loại khí nhà kính khác. Trong đó, phát thải từ việc sử dụng xăng, dầu của các phương tiện giao thông vận tải đóng phần lớn tổng lượng phát thải.

Nông nghiệp: Các nguồn chủ yếu gây phát thải bao gồm: Phát thải CH4 và N2O từ chăn nuôi, trồng lúa nước, đất canh tác nông nghiệp, hoạt động đốt trong sản xuất nông nghiệp và việc xử lý chất thải là phế phẩm nông nghiệp (rơm rạ, thân cây ngô, thân đậu…).

Xử lý chất thải: Các loại khí nhà kính có thể phát sinh trong xử lý chất thải bao gồm: CO2, CH4 và N2O. Các nguồn phát sinh chính được ghi nhận là chôn lấp CTR; Xử lý CTR; Thiêu hủy và đốt mở chất thải; Xử lý và xả nước thải.

Công nghiệp: Phát thải phát sinh trong các quy trình sản xuất, xử lý công nghiệp chủ yếu là công nghiệp chế biến, tiếp đến là loại hình nông, lâm, thủy sản, công nghiệp khai khoáng. Việc sử dụng khí nhà kính trong các sản phẩm và sử dụng cacbon trong các nhiên liệu hóa thạch không nhằm mục đích sản xuất năng lượng.

 Tỉnh Quảng Trị là một trong những địa phương có nguồn phát thải khí nhà kính quy đổi về CO2 thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn quốc. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có các đề tài, dự án nào nghiên cứu đánh giá về hệ số phát thải của các ngành, các lĩnh vực. Vì thế, việc tính toán đánh giá phát thải khí nhà kính trong giai đoạn 2015 - 2019 đã tham khảo mô hình Simple_E (Mô hình tính toán của chính phủ Anh) và chỉ tính toán cho các loại hình phát thải khí nhà kính (quy đổi về CO2, được ký hiệu là: CO2e) của việc tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Bảng 8.1.1. Hiện trạng phát thải khí nhà kính theo lĩnh vực từ 2015 - 2019 (tấn CO2e)

Lĩnh vực

2015

2016

2017

2018

2019

Tiêu thụ nhiên liệu xăng

167.055

207.280

227.956

282.845

311.059

Tiêu thụ nhiên liệu dầu

299.562

359.475

402.612

483.134

541.110

Tổng cộng

466.617

566.755

630.568

765.979

852.169

Nguồn: [22].

Theo tính toán từ mô hình Simple_E, mức phát thải khí nhà kính của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019 tăng từ 11 - 21% qua các năm. Vào năm 2019, mức độ phát thải khí nhà kính của việc tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tương đương lượng CO2e gần 852.169 tấn.

8.1.2. Đánh giá về tình hình giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh

a. Giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển bền vững rừng

Tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên là 473.743,4 ha. Diện tích có rừng và đất lâm nghiệp là 294.705,5 ha, trong đó diện tích có rừng là 253.465,1 ha. Độ che phủ rừng đạt 50,1% (chỉ tiêu cả nước đến năm 2020, độ che phủ rừng là 43%).

Bảng 8.1.2. Diện tích các loại rừng qua các năm 2012 - 2018

Diện tích rừng

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Rừng đặc dụng

58.760,0

58.586,4

58.894,5

59.050,8

60.669,1

61.173,39

60.350,2

Rừng phòng hộ

71.917,2

73.501,2

74.097,4

75.296,7

77.093,5

77.044,15

73.294,6

Rừng sản xuất

100.976,4

103.926,5

108.113,4

108.892,8

105.863,4

104.691,14

109.012,6

Loại rừng khác

-

17,7

-

-

10.710,2

10.947,27

10.807,7

Tổng cộng

231.653,6

236.031,8

241.105,3

243.240,3

254.336,2

253.855,95

253.465,1

Nguồn: [5].

Thực hiện khoán bảo vệ rừng hằng năm cho các hộ gia đình và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh nhận khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích là 76.582,0 ha/năm, cụ thể: Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững: 38.670,5 ha/năm; Chương trình giảm nghèo nhanh bền vững theo Nghị quyết 30a: 1.900,0 ha/năm; Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: 33.511,6 ha/năm; Dự án JICA 2: 2.500,0 ha/năm...).

Thực hiện giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình, cộng đồng quản lý bảo vệ rừng và hưởng lợi từ rừng. Năm 2018 đã tiến hành giao 912,0 ha rừng tự nhiên (Hướng Hoá: 397ha, Đa krông: 425ha và huyện Cam Lộ 90ha). Năm 2019, tiếp tục giao 905,0 ha (Hương Hóa: 655 ha;Đakrông: 250 ha).

Tỉnh Quảng Trị là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về việc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng. Năm 2010, diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC là 318,0 ha/118 hộ gia đình; Đến nay, toàn tỉnh đã có 23.429 ha rừng trồng có chứng chỉ FSC. Gỗ rừng trồng có chứng chỉ giá bán cao hơn so với không có chứng chỉ trong cùng một thời điểm từ 15% đến 18%.

Bên cạnh đó đã được những thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, bảo vệ hàng chục nghìn ha nhờ đó mà diện tích rừng tăng nhanh. Rừng đã và đang giữ vai trò to lớn cho phòng hộ, chống xói mòn và bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh., góp phần to lớn cho phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh. Đây là tiềm năng, lợi thế to lớn cần được phát huy, khai thác có hiệu quả trong việc bảo vệ môi  trường và giảm phát thải khí CO2.

b. Hiện trạng giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã chủ động đẩy mạnh các mô hình giảm phát thải khí nhà kính như: Mô hình canh tác nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH (CSA) với tổng diện tích đã thực hiện từ năm 2016 - 2019 là gần 2.600 ha lúa, 214 ha cây trồng cạn (đậu xanh, lạc, ngô) và 3 ha cây rau thuộc địa bàn 03 huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Cam Lộ. Thông qua mô hình đã giúp các hộ nông dân áp dụng các thực hành nông nghiệp thông minh, thích ứng với BĐKH như: Sử dụng công cụ sạ hàng nhằm giảm lượng giống gieo sạ, giảm sâu bệnh; Sử dụng giống mới ngắn ngày, có chất lượng cao; Áp dụng phương pháp pḥòng trừ sâu, bệnh hại nên đã giảm số được số lần phun thuốc trên đồng ruộng, giảm chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ sức khỏe và môi trường; Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm Trichodecma giúp phân giải nhanh gốc rạ, tăng độ mùn cho đất.

Xây dựng các mô hình canh tác ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật như: 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng; Xây dựng các điểm thu gom bao gói TBVTV; Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về sử dụng phân bón, TBVTV hiệu quả đã thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất. Nhiều mô hình canh tác tự nhiên (rau, lúa 80 ha/năm), canh tác theo quy trình hữu cơ (lúa: 200 ha/năm, cà phê 9 ha, tiêu 104 ha), VietGAP (rau và cây ăn quả), an toàn thực phẩm (17 cơ sở được chứng nhận vùng sản xuất ATTP) được hình thành và mỡ rộng ngày càng nhiều trên địa bàn.

Các mô hình sản xuất nông nghiệp xanh/nông nghiệp hữu cơ đã áp dụng vào thực tiễn, cụ thể như: Mô hình canh tác tự nhiên, sử dụng VSV bản địa tại huyện Triệu Phong; mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại các hợp tác xã trên địa bàn (Hải Lăng, Vĩnh Linh, Gio Linh, Đông Hà, Triệu Phong); Mô hình liên kết sản xuất hồ tiêu theo quy trình hữu cơ tại Gio Linh, Vĩnh Linh (104 ha); Mô hình sản xuất dược liệu theo quy trình an toàn sinh học tại Gio an, Gio Linh (3 ha); mô hình trẻ hóa vườn cà phê già cỗi theo quy trình sử dụng phân bón hữu cơ Obi-Ong biển (9 ha).

Trong thời gian qua, nhiều giải pháp kỹ thuật, mô hình, dự án ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị được triển khai, nhân rộng giúp mang lại giá trị trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường, được nông dân đồng tình hưởng ứng, huy động được nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng của ngành trong bối cảnh tác động sâu sắc của BĐKH và dịch bệnh đến sản xuất.

c. Hiện trạng giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y

Thực hiện chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH, trên cơ sở quy hoạch ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 được phê duyệt; ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Trị đã tổ chức lại sản xuất, định hướng quy hoạch các vùng chăn nuôi trọng điểm, thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện của BĐKH góp phần thúc đẩy sản xuất, khai thác được tiềm năng lợi thế của từng vùng, đảm bảo an ninh lương thực, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Tính đến nay, toàn tỉnh có trên 5.000 công trình KSH các loại và hàng trăm mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà, lợn nhằm xử lý chất thải chăn nuôi, hạn chế ÔNMT, tận thu khí CH4 phục vụ cho đun nấu, phát điện, sưởi ấm góp phần giảm khí thải nhà kính. Bên cạnh đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với các địa phương yêu cầu các cơ sở chăn nuôi thực hiện việc ký cam kết bảo vệ môi trường. Hàng năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đều tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra kiểm tra các cơ sở chăn nuôi, các lò giết mổ về việc thực hiện đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cho các cơ sở đảm bảo.

d. Giảm phát thải khí nhà kính trong hoạt động sản xuất công nghiệp

Giảm nhu cầu sử dụng năng lượng chính là hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đây được xem là giải pháp quan trọng nhất với chi phí thấp nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. Trong lĩnh vực công nghiệp, các giải pháp về cải tiến thiết bị nâng cao hiệu suất, thay đổi quy trình vận hành đều hướng tới việc sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, giảm chi phí phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, đây chính là mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp mà chúng ta đang tích cực triển khai.

Chuyển đổi nguồn cung cấp năng lượng từ hoá thạch sang các dạng năng lượng tái
tạo là việc phát triển, sử dụng các dạng năng lượng được coi là không phát thải khí nhà
kính như: thuỷ điện, năng lượng mặt trời, điện gió đang được tỉnh chú trọng thực hiện.

Các tin khác