Phát sinh xung đột môi trường

9:39, Thứ Ba, 1-12-2020

Trong giai đoạn 2015 - 2019, không có xung đột liên quan đến cơ chế quản lý, chính sách về môi trường trên địa bàn. Xung đột chủ yếu xảy ra giữa người dân tại các khu vực chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, sản xuất của cơ sở. Tập trung chủ yếu vào các hoạt động Chế biến bột cá; Nuôi tôm trên cát; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xả thải của nhà máy may, dệt nhuộm; Xả thải nước thải của KCN [19].

9.4.1. Xung đột trong việc khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản

Trong khai thác khoáng sản (ti tan), phản ánh của nhân dân xã Gio Mỹ về khai thác titan gây ô nhiễm nguồn nước. Nhân dân Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh kiến nghị di dời cơ sở chế biến quặng titan tại khóm Vĩnh Bắc, thị trấn Hồ Xá vì gây ÔNMT (Báo cáo hiện trạng môi trường, giai đoạn 2010 - 2014). Tuy nhiên, trong quá trình di dời gặp một số vướng mắc chưa giải quyết được (2017). Phản ánh của nhân dân xã Vĩnh Thái về chặt hạ rừng phi lao chắn cát của Công ty TNHH Thống Nhất để triển khai dự án khai thác titan tại thôn Đông Luật, xã Vĩnh Thái (năm 2018).

9.4.2. Xung đột do hoạt động của KCN/CCN và làng nghề

Trong sản xuất bột cá, phản ánh của nhân dân chủ yếu về mùi hôi và xả nước thải của nhà máy chế biến bột cá của DNTN Ngọc Tuấn (2015), Công ty TNHH MTV Hồng Đức Vượng (2015) và Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH liên hiệp quốc tế Elites Việt Trung (2017).

Trong hoạt động dệt nhuộm và nhà máy may, phản ảnh chủ yếu của nhân dân tại thị trấn Hải Lăng và xã người dân xã Hải Thọ về hệ thống xả thải và đề nghị di dời điểm xả thải nước thải sản xuất  của Cụm liên hiệp dệt - nhuộm - may Hải Lăng thuộc Công ty TNHH dệt may Vinatex quốc tế Toms (2017); Hệ thống xả thải của Nhà máy may xuất khẩu Phong Phú Quảng Trị thuộc Chi nhánh Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú (2017).

Trong sản xuất gạch, phản ánh của nhân dân chủ yếu là Công ty Cổ phần Minh Hưng về việc tập kết nguyên liệu sản xuất gạch gây ô nhiễm môi trường (2019).

Trong sản xuất, kinh doanh, phản ánh của nhân dân chủ yếu về việc xả thải nước thải của KCN Nam Đông Hà, KCN Quán Ngang gây ÔNMT khu vực. Ngoài ra, còn có sự phản ánh của nhân dân về  sự cố cá chết tại sông Sa Lung, hồ Đại An, hồ Khe Chè xảy ra liên tục trong các năm vừa qua.

9.4.3. Xung đột trong hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

Trong hoạt động nuôi tôm trên cát, phản ánh của nhân dân chủ yếu về ô nhiễm môi trường tại thôn 5, xã Gio Hải, huyện Gio Linh của Cơ sở nuôi tôm hộ ông Hồ Văn Lợi (2015, 2016); Tại xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh của Cơ sở nuôi tôm hộ ông Nguyễn Xuân Công (2016, 2017), Tại thôn Cang Gián, xã Trung Giang, huyện Gio Linh của hộ nuôi tôm ông Phạm Văn Dũng (2017) và Dự án nuôi trồng thủy sản của bà Đỗ Thi Toán làm ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh theo ý kiến phản ánh của ông Nguyễn Phúc Liêm trú tại khu phố 8, phường 3, thị xã Quảng Trị (2017).

Trong hoạt động chăn nuôi lợn, phản ánh của nhân dân chủ yếu về gây ô nhiễm môi trường của cơ sở chăn nuôi lợn hộ ông Nguyễn Tư và hộ ông Nguyễn Sử ở thị trấn Ái Tử (2016).

9.4.4. Xung đột trong hoạt động xử lý chất thải (bãi rác, lò đốt y tế, nước thải chăn nuôi)

Trong hoạt động đốt rác thải y tế, phản ánh của nhân dân chủ yếu là lò đốt rác của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị (2016).

Trong hoạt động khách sạn, phản ánh của nhân dân chủ yếu là lò đốt than của Khách sạn Mường Thanh (2016).

Trong hoạt động thu gom nước thải đô thị, phản ánh của tổ dân cư số 6, khu phố 2, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà do đường ống nước thải công cộng gây ÔNMT (2017).

Trong hoạt động xây dựng bãi rác tại Vĩnh Linh, phản ánh của nhân dân trong việc lựa chọn vị trí để xây dựng bãi chôn lấp rác thải (2017).

Trong hoạt động kinh doanh phế liệu, phản ánh của nhân dân chủ yếu tại cơ sở ông Nguyễn Đức Hưng và ông Phan Văn Tú tại khu phố 8, phường 1, thành phố Đông Hà (2017).

Trong hoạt động của nhà máy xay xát, phản ảnh chủ yếu của nhân dân tại Cơ sở thuộc thôn An Giạ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong về môi trường không khí bị ô nhiễm, bức tử do bụi (2017).

Các tin khác