Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế - xã hội

9:41, Thứ Ba, 1-12-2020

Ô nhiễm môi trường gây ra những thiệt hại không nhỏ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản cũng như hoạt động phát triển du lịch. Những vấn đề này không chỉ gây ảnh hưởng tới đời sống của người dân mà còn gây ra những tổn thất lớn tới vấn đề phát triển kinh tế của Tỉnh như:

Khí thải tại các khu vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các cơ sở công nghiệp nhỏ, làng nghề ở khu vực nông thôn chưa qua xử lý có nồng độ cao các chất độc hại như CO, SO2 cũng gây thiệt hại tới cây trồng và kinh tế.

Biến đổi khí hậu, thiên tai như hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn cũng gây ra những thiệt hại đáng kể đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, du lịch. Nhiều diện tích lúa, hoa màu bị mất trắng do thiên tai làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

Ô nhiễm môi trường như khói, bụi, tiếng ồn cũng là yếu tố gây cản trở lớn tới các họat động phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch làng nghề. Ô nhiễm môi trường khiến lượng khách đến thăm quan và mua sắm tại các làng nghề giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của cộng đồng làm nghề.

9.2.1. Thiệt hại kinh tế do gia tăng gánh nặng bệnh tật

Thiệt hại kinh tế do ÔNMT ảnh hưởng đến sức khoẻ bao gồm các khoản chi phí: Chi phí khám và thuốc chữa bệnh, mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm. Đa số người dân sau khi nghỉ ốm để điều trị bệnh hoặc có người thân bị ốm sẽ giảm khoảng 20% về thu nhập và sức khỏe so với trước khi bị bệnh.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), thiệt hại kinh tế toàn cầu do ô nhiễm không khí là khoảng 225 tỷ USD. Đối với Việt Nam, ô nhiễm không khí gây thiệt hại về kinh tế khoảng 10 tỷ đô la mỗi năm (chiếm từ 5 - 7% GDP). Nếu giả thiết, tổn thất về kinh tế do ÔNMT không khí tác động đến sức khoẻ đối với tỉnh Quảng Trị là 5 % GRDP vào năm 2019 với tổng GRDP là 31.657.320 triệu đồng thì năm 2019 thiệt hại khoảng 1.582.866 triệu đồng do ÔNMT không khí.

Bên cạnh ước tính các chi phí cho chăm sóc sức khỏe, khái niệm “gánh nặng bệnh tật” còn được sử dụng khi đánh giá tác động của ÔNMT đối với sức khỏe của con người. Môi trường khu vực bị ô nhiễm khiến “gánh nặng bệnh tật” của cộng đồng cũng sẽ gia tăng, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người lao động và cả cộng đồng dân cư sống tại các khu vực lân cận.

9.2.2. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến hoạt động SX, KD của các ngành, lĩnh vực

a. Đối với ngành nông nghiệp

Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng chịu nhiều tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường đất. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất đến sức khoẻ còn người thể hiện rõ nhất ở sự tích tụ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón trong đất. Việc sử dụng không đúng cách hoặc quá nhiều các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khiến cho cây trồng không hấp thụ hết gây nên tình trạng tồn dư phân bón, thuốc BVTV trong đất, từ đó tích luỹ vào nông sản, thực phẩm, gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm và những tác động lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Lượng phân bón hoá học từ môi trường đất tích luỹ trong các nông sản, nhất là các loại rau quả tươi có hàm lượng Nitrat dư thừa có thể dẫn đến các bệnh hiểm nghèo như làm trẻ xanh xao, gầy yếu và ung thư dạ dày, ung thư vòm họng ở người lớn. Hiện nay, hiện tượng đất nông nghiệp bị chai cứng do dư thừa phân bón hoá học trong đất ngày càng phổ biến dẫn đến năng suất cây trồng bị giảm sút. Sử dụng thuốc BVTV gây nên tình trạng sản phẩm bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị kinh tế của sản phẩm, từ đó thu nhập của người nông dân cũng bị giảm đáng kể.

Môi trường nước mặt (sông, hồ, kênh, mương) là nguồn tưới tiêu chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khi chất lượng nước của hệ thống này bị ô nhiễm dẫn tới những thiệt hại không nhỏ đối với hoạt động canh tác tại các khu vực nông thôn.

ÔNMT nước là nguyên nhân chủ yếu gây ra thiệt hại đối với ngành NTTS, chăn nuôi gia súc, gia cầm, ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp và cây trồng gây ra những tổn thất nghiêm trọng tới vấn đề phát triển kinh tế khu vực nông thôn và đời sống người dân. Tại Quảng Trị, trong những năm gần đây xảy ra nhiều dịch bệnh như: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, tai xanh, cúm gia cầm, đốm trắng, đầu vàng, dịch tả lợn Châu Phi. Hằng năm, ngân sách địa phương phải chi trả một số tiền tương đối lớn để ngăn ngừa, ứng phó với các dịch bệnh này.

Bảng 9.2.2.1. Thống kê số lượng gia súc, gia cầm bị dịch bệnh giai đoạn 2015 - 2019

TT

Năm

Bệnh trên đàn

trâu, bò

Bệnh trên đàn lợn

Bệnh trên đàn

gia cầm

1

2015

284

10.490

100

2

2016

448

14.055

-

3

2017

439

671

2787

4

2018

344

38

-

4

2019

57

55.975

-

Nguồn: [13].

Đối với hoạt động NTTS, chất lượng nguồn nước đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, khi nguồn nước bị ô nhiễm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây dịch bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất nuôi trồng do gia tăng diện tích thủy sản bị dịch bệnh. Trong giai đoạn 2015 - 2019, tổng diện tích thủy sản bị dịch bệnh là 967,04 ha. Diện tích này có xu hướng tăng từ năm 2015 - 2017 sau đó giảm mạnh từ năm 2018 - 2019.

Bảng 9.2.2.2. Thống kê diện tích thủy sản bị bệnh giai đoạn 2015 - 2019

TT

Năm

Diện tích bị bệnh (ha)

1

2015

128,75

2

2016

344,72

3

2017

336,08

4

2018

103,21

5

2019

54,28

Nguồn: [13].

Các hoạt động khai thác nước dưới đất để phục vụ nuôi trồng thủy, hải sản trên cát (vùng ven biển) đã làm sụt mực nước dưới đất trên đất liền, dẫn đến XNM tiến sâu vào nội đồng làm cho nhiều nguồn nước dưới đất bị nhiễm mặn và không dùng cho sinh hoạt được, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Các hoạt động khai thác thủy, hải sản quá mức, thậm chí hủy diệt (như dùng điện, lưới mắt nhỏ…) gây nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi từ biển; Hoạt động của các tàu thuyền đánh bắt trên biển sẽ làm phát thải nhiều chất ô nhiễm (như các hợp chất cơ thiếc - chất chống hà cho vỏ tàu thuyền) và dầu mỡ vào môi trường biển, tác động bất lợi đến ĐDSH biển và vùng ven biển.

Nước thải tại các cơ sở nuôi tôm trên cát ở Vĩnh Linh, Gio linh và Triệu Phong chưa được thu gom, xử lý đúng quy định; Nước thải sản xuất của các cơ sở tại các KCN/CCN, đặc biệt là KCN Quán Ngang (HTXL nước thải tập trung chưa đi vào hoạt động) đã làm suy giảm năng suất cây lúa tại các khu vực đồng ruộng của các xã lân cận.

b. Đối với ngành công nghiệp

ÔNMT sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các CBCNV của các cơ sở. Làm tăng chi phí xử lý môi trường đối với các doanh nghiệp, nhà máy,... tăng phí xả thải. Ảnh hưởng đến thu nhập kinh tế của các cơ sở.

c. Đối với lĩnh vực thương mại và dịch vụ

ÔNMT sẽ tác động đến các thành phần môi trường gây ảnh hưởng đến các hoạt động SXKD, NTTS, du lịch. Chất lượng sản phẩm không đảm bảo, sản lượng cây trồng và thủy sản giảm, ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan. Dẫn đến làm giảm thu nhập của người dân, ảnh hưởng đến phát triển chung của toàn Tỉnh.

Các tin khác